You are here

Nhớ trường

Tác giả: 
Ca Lê Thuần
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

CA LÊ THUẦN 

 

Nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ra trong một gia đình trí thức, bố mẹ đều là nhà giáo, anh chị em hầu hết hoạt động văn hóa-nghệ thuật. Ngay từ nhỏ, ông thấm nhuần những âm điệu hò, dân ca trữ tình, điều đó ảnh hưởng đến ngôn ngữ âm nhạc của ông sau này. Năm 16 tuổi, ông là diễn viên văn công. Năm 1954, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc. Năm 1957, ông theo học sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Năm 1959, ông học sáng tác và lý luận âm nhạc tại Nhạc việnOdessa (Liên Xô cũ). Trở về nước năm 1964, ông làm công tác giảng dạy sáng tác và lý luận tại Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần xây dựng các chương trình, giáo trình các mô kiến thức âm nhạc cơ bản và chính quy, đồng thời tiếp tục sáng tác, nổi bật là 12 bản prélude dành cho piano dựa trên cảm hứng nảy sinh từ những câu thơ, khai thác những âm hưởng trongâm nhạc dân gian Việt Nam, đặc biệt là chất dân ca Nam Bộ. Năm 1972, nhạc sĩ Ca Lê Thuần trở lại Nhạc viện Odessa học tiếp, hoàn thành một só tác phẩm khí nhạc. Sau ngày thống nhất đất nước, ông trở về miền Nam công tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1987 đến năm 1997, ông là đại biểu Quốc hội, là phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Năm 1989, ông nhận chức giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Thành phồ Hồ Chí Minh. Năm 1997, ông là giám đốc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu. Từ năm 2001, ông là tổng thư ký Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm đó,ông vẫn tiếp tục sáng nhiều ca khúc và hợp xướng. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.

 

TÁC PHẨM 

 

-Các tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, trong đó là:

  • Giao hưởng thơ cung Rê trưởng
  • Tranh giao hưởng Dáng đứng Việt Nam (1974)
  • Bản ballad-giao hưởng (1999)
  • Tác phẩm Mặt trời và niềm tin (2001)
  • Concerto cho piano và dàn nhạc (1983)

-Các tác phẩm dành cho hợp xướng, trong đó có;

  • Cantata-giao hưởng Việt Nam tiếng hát trái tim ta (1979)
  • Bài ca Việt Nam (2001)
  • Âm vang Bình Dường (2002)
  • Tổ khúc giao hưởng-kịch múa Ngọc trai đỏ (1998)
  • Nhạc cho vở ballet Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga (2001)

-Các tác phẩm nhạc thính phòng, trong đó có:

  • Chủ đề và biến tấu cho piano (1973)
  • Sonata cho piano (1973)
  • Các bản tứ tấu đàn dây:
  • Số 1 (1985)
  • Số 2 (1985)

-Nhạc cho:

  • Phim
  • Kịch nói
  • Cải lương
Thể hiện: 
Hoàng Dương - Nguyễn Hữu Tuấn
Thông tin thêm: 

 

HOÀNG DƯƠNG (CELLO)

 

Tên khai sinh của ông là Ngô Hoàng Dương, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1933, nguyên quán Từ Liêm, Hà Nội. Ông công tác tại Nhạc viện Hà Nội, cư trú tại Hà Nội. Nhạc sĩ Hoagf Dương là Phó Giáo sư, được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Hiện nay ông đã nghỉ hưu.

Nhạc sĩ Hoàng Dương là một nhà sư phạm, đồng thời là nghệ sĩ biểu diễn và người sáng tác âm nhạc có tên tuổi. Ông là người có công đầu trong việc xây dựng bộ môn đàn Violoncelle và Khoa Đàn dây của Nhạc viện Hà Nội. Ông đã cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy bộ môn Violoncelle hơn 40 năm, kể từ những ngày đầu thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam, góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn Violoncelle.

Ông đã viết nhiều tác phẩm cho đàn Violoncelle, Piano, Accordéon, Clarinette, Oboe..., được biểu diễn và dùng trong giáo trình các khoa của Nhạc viện Hà Nội, như Bài ca không lời (Piano), Vũ khúc mùa xuân, Tây Nguyên tươi đẹp (Accordéon), Sonatine Bài thơ Hạ Long, Hát ru, Giai điệu quê hương, Mơ về trái núi Thiên Thai (Cello vàPiano), Tổ khúc Tiếng hát sông Hương (Cello và dàn nhạc). Nhiều tác phẩm của ông đã được sử dụng trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, biểu diễn trên nhiều sân khấu trong và ngoài nước.

Ông đã được tặng Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam các năm 1993-1996-1997-1998-1999.

Ngoài ra, ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2007, với cụm tác phẩm: Hát ru (độc tấu Violon), Giai điệu quê hương (cho Violon và Piano), Vũ khúc Hơ Rê, Rhapsodie cho violon Bài ca chung thủy, Poeme Tình yêu biển cả..

 

NGUYỄN HỮU TUẤN (PIANO)

 

Phó giáo sư - Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hữu Tuấn sinh ngày 2 tháng 2 năm 1942, quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Nguyên Chủ nhiệm Khoa Piano Nhạc viện Hà Nội (Nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông mất chiều mùng 7 tháng 5 năm 2004.

 

SỰ NGHIỆP

 

Nguyễn Hữu Tuấn tốt nghiệp Trung cấp Piano năm 1961, và tốt nghiệp Đại học Âm nhạc năm 1965 tại Trường Âm nhạc Việt Nam, làm cán bộ giảng dạy piano của Trường. Năm 1980-1983, ông đi tu nghiệp trên Đại học về Piano tại Nhạc viện F. Liszt (Hungari), sau đó được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Piano Nhạc viện Hà Nội. Năm 1992-1993, ông được cử đi thực tập giảng dạy ở Nhạc viên Paris – Pháp…

 

Ngoài công tác giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, ông viết nhiều giáo trình và tiểu phẩm cho piano. Đã từng tham gia vào các dàn nhạc Hungari biểu diễn tác phẩm của Bartok, Kodaly… Ông đã đào tạo được nhiều học sinh piano giỏi, trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng sau này.

 

TẶNG THƯỞNG

 

  • Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (1993).
  • Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục.
  • Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam…
Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Nhớ trường

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1 + 17 =