You are here

Gửi về Nam

Tác giả: 
Văn Thắng
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

VĂN THẮNG

 

Tên khai sinh của ông là Trần Văn Thắng, còn có bút danh là Quốc Ước, sinh ngày 21 tháng 9 năm 1928, quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Nguyên công tác ở Đoàn Nghệ thuật Bộ Nội vụ.

Từ một đội viên Đội Vũ trang Tuyên truyền Liên khu III, ông trở thành nhạc công chơi đàn violon của Văn công Sư đoàn 351, sau đó là nhạc công Violon của Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị.

Từ năm 1968 đến năm 1973, ông học khoa sáng tác ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại, ca khúc, khí nhạc, nhạc cho múa… và đã có một số thành công đáng kể.

Các tác phẩm chính của ông như:

  • Ca khúc: Tháng ba Tây Nguyên (thơ Thân Như Thơ), Chúng ta là con em nhân dân. Thức trong đêm tuần tra
  • Khí nhạc: Sonate cho violon và piano Sen trên đồng, Tứ tấu đàn dây: Có một vì sao sáng ngời, Độc tấu đàn tranh: Cánh chim tự do. Độc tấu đàn tỳ bà: Thúy Kiều; nhạc múa Rông Chiêng.

Những năm cuối đời bị liệt, ông vẫn giữ được niềm đam mê âm nhạc một cách kỳ lạ và là một tấm gương tận tụy với nghề, phấn đầu bền bỉ, thủy chung với nghệ thuật.

Nhạc sĩ Văn Thắng đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

Thể hiện: 
Đinh Thìn (Sáo trúc) - Hoàng My (Piano)
Thông tin thêm: 

 

ĐINH THÌN (SÁO TRÚC)

 

Tên khai sinh của ông là Đinh Văn Thìn, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1939, quê ở Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Ông hoạt động âm nhạc từ rất sớm. Năm 1954, ông đã là diễn viên trong Đoàn Văn công Liên khu IV. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông công tác tại Đoàn Chèo Trung ương. Từ năm 1963 đến năm 1994, ông là nghệ sĩ độc tấu sáo ở Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Ông đã cùng với một số đồng nghiệp đi phục vụ đồng bào và chiến sĩ trong những ngày chiến tranh ác liệt. Ông đã từng đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông có nhiều đóng góp giá trị trong việc cải tiến kỹ thuật diễn tấu của cây sáo trúc Việt Nam.

Ngoài độc tấu sáo, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cho sáo. Ông sáng ca khúc không nhiều, nhưng nhiều bài đã có sức phổ biến rộng. Các tác phẩm đáng chú ý:Trăng sáng quê tôi, Trên đường chiến thắng, Vui chiến thắng(độc tấu sáo), Cô gái xã viên (độc tấu đàn nhị), Trăng rằm (độc tấu đàn đáy), Mùa hoa ban nở (độc tấu khèn), Vui hội mùa (hòa tấu dàn nhạc dân tộc), Hẹn hò (độc tấu sáo Mèo), Khúc tâm tình cho đàn môi. Ca khúc Hình dáng đất Mẹ anh hùng, Trên giàn giáo giữa tầng cao, Tiếng hát Thác Bà, Hát về đất nước tôi, Cây sáo người chiến sĩ, Cội nguồn, Với tre xanh. Các giải thưởng: Giải Nhì sáng tác Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1980, Giải độc tấu sáo UNESCO năm 1980 và 1985, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương Hoàng hậu Campuchia. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

 

HOÀNG MY (PIANO)

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Hoàng My, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1941, quê ở Hà Nội. Ông đã mất năm 1990.

Nguyên công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, ông là người đã được đào tạo chơi Piano từ nhỏ, kỹ thuật điêu luyện, thông minh và có bản sắc.

Là nghệ sĩ độc tấu đàn Piano, ông đã biểu diễn thành công trên sân khấu trong và ngoài nước nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của thế giới và Việt Nam. Là người đệm đàn xuất sắc cho nhiều tác phẩm đơn ca, độc tấu nhạc cụ, có nhiều sáng tạo trong viết phần đệm cho đàn Piano.

Ông cũng đã viết một số tác phẩm cho đàn Piano, dàn dựng và chỉ đạo một số chương trình biểu diễn âm nhạc. Ông mất đột ngột vì một tai nạn trong một chuyến lưu diễn cùng Đoàn Nghệ thuật Việt Nam trên sân khấu Bình Nhưỡng – Triều Tiên. Ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Gửi về Nam

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1 + 0 =