You are here

60 năm chặng đường sáng tác và biểu diễn tác phẩm Việt Nam cho Violoncelle (Cello)

Tác giả: 
Bùi Gia Tường

 

Những tác phẩm khí nhạc đầu tiên của một số nhạc sĩ Việt Nam sáng tác cho các nhạc cụ phương tây (violon, piano…) độc tấu, các nhạc cụ dân tội nói chung và đàn cello nói riêng được ra đời gắn liền với sự kiện thành lập Hội nhạc sĩ Việt Nam (Hội NSVN) năm 1957 và Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập năm 1956. Nhiều nhạc sĩ ngày nay đã thành danh, có tên tuổi trong cả nước, khi đó họ còn là những học sinh Trung cấp bộ môn sáng tác - lý luận các khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam.

1. Những nhạc sĩ và tác phẩm thời kỳ đầu tiên viết cho cello:

Hồng Đăng: “Ước mơ tuổi trẻ”
Nguyễn Thành: “Ước mơ”
Ca Lê Thuần: “Những ngày đã qua”
Đào Việt Hưng: Bài thơ trên biển và “Nhớ bạn”
Nguyễn Đình Dũng: “Quê ta sau hợp tác”
Nguyễn Văn Nam: “Biển đêm”
Lê Lan: “Trăng trên vịnh”

2. Những nhạc sĩ từ ngành biểu diễn chuyển sang sáng tác cũng có những tác phẩm viết cho cello:

+ Hoàng Dương (nghệ sĩ cello): Inh lả ơi, Mơ về trái núi thiên thai, Sonatine Bài thơ Hạ Long; Concerto “Khát vọng”; Chủ đề và 6 biến tấu Tiếng hát sông hương; hòa tấu Vũ khúc Hơ rê, Hát ru.
+ Hoàng Cương (nghệ sĩ violon): Balade Trống Hoàng Thành.

Các nghệ sĩ chỉ huy dàn nhạc:

+ Trọng Bằng: “Vũ Khúc Tây Bắc”
+ Nguyễn Đình Tấn: “Hồi tưởng” và “Vân dại” (chủ đề và biến tấu)
+ Nguyễn Thiếu Hoa: Khúc hồi tưởng
+ Nguyễn Hữu Quỳnh (nghệ sĩ cello): “Bài ca người địa chất”
+ Nguyễn Phú Quang (nghệ sĩ kèn cor) “Niềm tin”
+ Nguyễn Phúc Linh (nghệ sĩ kèn basson) “Poème”
+ Trịnh Tuấn (nghệ sĩ cello) “Suy tưởng”

3. Các tác phẩm của các nhạc sĩ chuyên ngành sáng tác:

- Nguyễn Văn Thương: 5 bản Romances cho cello và piano - N1: Trở về đất mẹ (1975), N2 “Bên dòng sông Thương (1980); N3 (1997), N4 (1980) và N5 (2001); Hòa tấu 8 cello (1997).
- Văn Ký: Biến tấu “Xe chỉ luồn kim”.
- Vĩnh Cát “Hồ Hụi” (Cello solo không phần đệm).
- Đào Hữu Thi: chủ đề và các biến tấu “Hương bốn mùa” (1978), Fantasie “Nhớ về Trường Sơn” (1983).
- Vĩnh Lai: Romance “Mối tình quê hương” và hòa tấu đàn cello.
- Minh Khang: Sonate số 1 (2001).

4. Tác giả chuyển soạn tác phẩm viết cho các nhạc cụ khác được chuyển soạn cho cello:

- Hoàng Dương: “Ra khơi” cho violon của Tạ Phước, “Quê Hương” cho violon của Lưu Cầu.
- Vũ Hướng: “Voi kéo gỗ trên công trường” cho Basson của Hoàng Vân.
- Miền Nam quê hương ta ơi cho violon và piano của Huy Du.
- Đỗ Hồng Quân chuyển soạn “Du kích sông Thao” của Đỗ Nhuận cho hòa tấu cello; hòa tấu dân nhạc dây.
- Ngô Hoàng Quân chuyển soạn “Trống cơm” cho dàn nhạc và hòa tấu cello.

5. Vấn đề sử dụng các tác phẩm trong đào tạo và biểu diễn:

Hầu hết các tác phẩm của các nhạc sĩ sáng tác từ thời kỳ đầu của Trường âm nhạc Việt Nam đã được nhạc sĩ Hoàng Dương đưa vào hai tuyển tập các tác phẩm Việt Nam cho đàn cello đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại nhạc Viện Hà Nội và các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước, cùng các thời kỳ sau này. Tuy nhiên, người viết  bài không thể nhớ lại hêt những tác giả tác phẩm khác mà chưa được nêu ra tại bài viết.

Vấn đề biểu diễn các tác phẩm lần đầu tiên:

+ Nghệ sĩ Bùi Gia Tường:

- Nguyễn Văn Thương: Tác phẩm “Trở về đất mẹ”, Romance số 5 (tác phẩm cuối đời của nhạc sĩ) được biểu diễn tháng 7-2002 tại TP. HCM, thu đài TNVN do Hoàng Lương phối khí cho dàn nhạc của Đài TNVN.
- Hoàng Dương: “Sonatine” Bài thơ Hạ Long và “Tiếng hát Sông Hương”.
- Nguyễn Tài Tuệ: “Kỷ niệm Quê hương”, thu đài TNVN, NSƯT Hoàng My đệm piano.
- Nguyễn Thiếu Hoa “Khúc Hồi Tưởng”, piano: Tuyết Minh.
- Đào Hữu Thi: Hai tác phẩm “Hương 4 mùa”, đệm piano: Hữu Tuấn và Nhớ về Trường Sơn, piano: Lan Hương
- Vĩnh Lai: “Mối tình quê hương ”(Thu đài TNVN), piano: Tuyết Minh.
- Nguyễn Phúc Linh “Pòeme”, Piano: Tuyết Minh.
- Trịnh Tuấn: “Suy tưởng” thu đài TNVN, piano: Tuyết Minh.
- NS Nguyễn Đình Tấn: “Hồi tưởng”, piano Hà Ngọc Thoa (thu đĩa tại Viện âm nhạc Việt Nam) và “Vân Dại”, thu tại phòng thu nhạc Viện Matscơva-Liên xô.
- Nguyễn Hữu Quỳnh “Bài ca người cán bộ địa chất” (thu đài TNVN).
- Trọng Bằng “Vũ Khúc”: biểu diễn năm 1970 tại Cung Đại hội diện Kremli-Matsơva Liên Xô.

+ Nghệ sĩ Ngô Hoàng Dương: biểu diễn và thu đài TNVN: “Biển đêm” của Nguyễn Văn Nam; Nguyễn Đình Tấn: “Vân dại” v.v…

+NSND Trần Thị Mơ: đã biểu diễn và thu đài TNVN nhiều tác phẩm của nhiều nhạc sĩ: các bản Romancs số 2,3,4,5 của Nguyễn Văn Thương; “Kỷ niệm Quê hương” Nguyễn Tài Tuệ.

+NSND Ngô Hoàng Quân: biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng QGVN các tác phẩm của NS Hoàng Dương.

*

* Một số kiến nghị:

1. Hội NSVN cần có kế hoạch hàng năm đặt các nhạc sĩ sáng tác cho khí nhạc, các nhạc cụ phương tây độc tấu, hòa tấu với các thể loại như concerto, sonate, biến tấu, hình thức 3 đoạn phức v.v… đồng thời tổ chức giao cho các nghệ sĩ biểu diễn giới thiệu tác phẩm mới của các tác giả.

Các cơ sở đào tạo lớn như Học viện, nhạc viện v.v… khoa sáng tác cần hướng cho số sinh viên sáng tác cho khí nhạc độc tấu, có mối liên hệ với các khoa biểu diễn khí nhạc để nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về các thể loại tác phẩm.
Đã đến lúc chúng ta cần có những tác phẩm khí nhạc có chất lượng cao về âm nhạc, kỹ thuật để biểu diễn phục vụ xã hội, đối ngoại và công tác đào tạo.

Vấn đề trả tiền bản quyền cho tác giả cũng rất cần được Hội và các cơ sở Đào tạo âm nhạc quan tâm để động viên các tác giả có tác phẩm mới có chất lượng tốt.

2. Mối quan hệ giữa nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn:

Luôn luôn là yếu tố quan trọng để cho ra đời các tác phẩm. Hai lực lượng này luôn cần cộng tác và hỗ trợ cho nhau về các phương diện để hoàn thiện cho tác phẩm ra đời được công chúng đón nhận và hoan nghênh.
Với tư cách là một giảng viên lâu năm và một nghệ sĩ biểu diễn đàn cello, trong nhiều năm qua tôi luon quan tâm đến thành quả của các nhạc sĩ Việt Nam đã có những tác phẩm có chất lượng cho ngành đào tạo và biểu diễn đàn cello của đất nước và chân thành cảm ơn  các nhạc sĩ đã tâm huyết và có tình yêu đối với cây đàn Violoncelle của Việt Nam, đồng thời luôn mong đợi sự ra đời của các tác phẩm mới cho khí nhạc nói chung và cho cây đàn cello nói riêng của các nhạc sĩ Việt Nam.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.