You are here

Trao Giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2017

Tác giả: 
Thanh Nhã

Tối 7/2/2018, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải cho các tác giả đạt Giải thưởng Âm nhạc năm 2017, và chương trình nghệ thuật biểu diễn một số tác phẩm chọn lọc, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTC3 và VOV3.

Đến dự buổi lễ có: ông Bùi Thế Đức – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; GS.TS khoa học Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; NSND Chu Thúy Quỳnh – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai; GS.TS. nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Medlatec; PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc bệnh viện 175; nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội; nhà LLPB Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi - Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương – Ủy viên Ban Thường vụ; GS Chu Minh và các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành Hội; các nhạc sĩ, nghệ sĩ ở Hà Nội và các tác giả đạt giải... 

Ban tổ chức giải đã nhận được 221 tác phẩm của 221 tác giả là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, đã sáng tạo trong 2 năm 2016 và 2017, trong đó bao gồm 147 ca khúc; 30 ca khúc thiếu nhi, 10 bản romance, 22 tác phẩm khí nhạc, và 11 công trình nghiên cứu lý luận, giáo trình âm nhạc, sách biên soạn và tuyển tập các bài báo về âm nhạc.

Các Hội đồng thẩm định gồm: Hội đồng Thanh Nhạc, Hội đồng khí nhạc, Hội đồng Lý luận phê bình, đã làm việc nghiêm túc, khoa học và công tâm. Kết quả đã chọn được 71 công trình, tác phẩm xuất sắc để trao giải thưởng.

 Các tác giả đoạt giải A

Các tác giả đoạt giải B

 Các tác giả đoạt giải C

 Các tác giả đoạt giải khuyến khích

Tại lễ trao giải, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội đồng xét giải đã có những nhận xét: 

“Năm 2017 đã khép lại bằng sự kiện Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, được tổ chức trọng thể tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Năm 2017 cũng là năm được mùa của Giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Về Thanh nhạc: Các tác phẩm trong lĩnh vực thanh nhạc chủ yếu vẫn là ca khúc, đã bám sát chủ đề chính là ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, tình yêu quê hương đất nước, tri ân những giá trị truyền thống cách mạng. Kịp thời viết về những đề tài như: biển đảo, nông thôn mới, tình yêu đôi lứa trong sáng thủy chung. Ngôn ngữ âm nhạc đa dạng phong phú. Một số mang âm hưởng dân ca các dân tộc, nhiều ca khúc viết theo phong cách mới, xử dụng tiết tấu hòa thanh hiện đại. Nếu như thơ ca chắp cánh cho âm nhạc, thì lần này vui mừng nhận thấy đã có 17 nhà thơ là đồng tác giả của các nhạc sĩ, tạo nên những ca khúc đặc sắc, có chất lượng về nội dung và nghệ thuật.

Tuy nhiên, còn ít những ca khúc mang tính sáng tạo đột phá, phần nhiều giai điệu dễ nghe, quen thuộc, chủ đề chưa có những phát hiện mới. 

Về thể loại giao hưởng: Rất mừng là đã lâu lắm rồi mới có một tác phẩm giao hưởng hoành tráng ấn tượng. Đó là bản giao hưởng “Đất nước anh hùng” của nhạc sĩ lão thành La Thăng – tác phẩm lần đầu tiên được công diễn sau 50 năm sáng tác và đã chinh phục được Hội đồng thẩm định. Bên cạnh đó còn một số tác phẩm khí nhạc của tác giả trẻ, do điều kiện khó khăn về dàn dựng, nên hạn chế hiệu quả nghệ thuật như mong muốn.

Thể loại Hợp xướng và Thính phòng: Số lượng ít và chất lượng chưa thật cao, do chưa có sự đổi mới tìm tòi về ngôn ngữ, hình thức trình bày cũng như kỹ thuật của Hợp xướng và kỹ thuật hòa tấu nhạc cụ. Còn thiếu những tác phẩm viết cho dàn nhạc dân tộc. 

Các công trình về lý luận phê bình:  Còn ít về số lượng, nhưng trong đó đã nổi bật lên công trình như “Vấn đề nghiên cứu và đào tạo Âm nhạc dân tộc học Việt Nam” của nhóm giáo sư, tiến sĩ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; và công trình sách giáo khoa “Lịch sử âm nhạc Việt Nam”. Về các bài viết trên báo chí mang tính thông tin nhiều hơn là tính học thuật phê bình, lý luận, định hướng cho dư luận trong đời sống âm nhạc. 

Hội đồng thẩm định ghi nhận kết quả lao động sáng tạo của các nhạc sĩ, nhà lý luận phê bình âm nhạc trong cả nước. Cám ơn các Giáo sư, Tiến sĩ, NSND, các nhạc sĩ, các nhà lý luận phê bình đã nhiệt tình tham gia Hội đồng thẩm định với trách nhiệm cao, làm tăng uy tín của giải thưởng Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với một số tác phẩm chọn lọc đã được trình bày như: “Áo Cóm yêu thương” của Nguyễn Huy Thông, biểu diễn: Tốp ca nam nữ Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam; “Chỉ có mình em thôi” của Tuấn Phương, biểu diễn: ca sĩ Ngọc Anh; “Tháng Giêng” của Ngọc Thịnh, lời thơ: Nguyễn Văn Hoan, biểu diễn: ca sĩ Vương Long; “Bâng khuâng” của NSƯT Quốc Đạt, biểu diễn: ca sĩ  Ngọc Linh; “Gửi người chơi đàn tranh” của Doãn Nguyên, lời thơ: Nguyễn Khắc Hào, biểu diễn: ca sĩ Hà Linh; “Đất Tháp ngày nắng lên” I Nư Tuấn, biểu diễn: ca sĩ Vương Thanh Liêm; “Yếm đào sắc xuân” của Hồ Trọng Tuấn, biểu diễn: ca sĩ Thu Hằng và nhóm múa Phương Đông, biên đạo múa: Nghệ sĩ Mai Linh; “Huệ đỏ” của Nguyễn Hồng Sơn, lời thơ: Trương Hòa Bình, biểu diễn: ca sĩ Vũ Thắng Lợi và nhóm múa Phương Đông, biên đạo múa: Mai Linh; và trích đoạn giao hưởng thơ qua Clip “Đất nước anh hùng” của nhạc sĩ La Thăng, chỉ huy: Shalev Ad – EI, biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam…

DANH SÁCH GIẢI THƯỞNG ÂM NHẠC HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM - NĂM 2017

A - CA KHÚC

GIẢI A: 03 Giải

1. Huệ đỏ,  thơ: Trương Hòa Bình, nhạc: Nguyễn Hồng Sơn (TP. Hồ Chí Minh)
2. Chỉ có mình em thôi, sáng tác: Tuấn Phương (Hà Nội)
3. Tháng giêng, thơ: Nguyễn Văn Hoan, nhạc: Ngọc Thịnh (Hà Tĩnh)

GIẢI B: 12 Giải

1. Áo cóm yêu thương, sáng tác: Nguyễn Huy Thông (Điện Biên)
2. Đêm vừa ùa thương nhớ, sáng tác: Lê Tịnh (Hà Nội)
3. Huyền ca tháp cổ, sáng tác: Cao Hữu Nhạc (Phú Yên)
4. Đêm ấy là đêm trắng, sáng tác: Nguyễn Long (TP. Hồ Chí Minh)
5. Bắc Ninh ngày tôi về, sáng tác: Vũ Thiết (Hà Nội)
6. Đất Tháp ngày nắng lên, sáng tác: I Nư Tuấn (Hà Nội)
7. Bâng khuâng, sáng tác: Trần Quốc Đạt (TP. Hồ Chí Minh)
8. Đại ngàn hùng thiêng, sáng tác: Thanh Hải (Phú Yên)
9. Yếm đào sắc xuân, sáng tác: Hồ Trọng Tuấn (Hà Nội)
10. Tiếng hát từ cột mốc 3 biên, lời thơ: Vân Anh, nhạc: Tuấn Anh (Hà Nội)
11. Gửi người chơi đàn Tranh, thơ: Nguyễn Khắc Hào, nhạc: Doãn Nguyên
 (Hà Nội)
12. Bài ca người mở hầm xuyên núi, sáng tác: Vũ Duy Cương (Hà Nội)

GIẢI C: 14 Giải

1. Ký họa Mù Cang Chải, sáng tác: Ngọc Bái (Yên Bái)
2. Phố Đào Nguyên, sáng tác: Đình Nghĩ (Lâm Đồng)
3. Tôi khát khao kéo sông Hàn dài mãi, sáng tác: Đinh Trung Cẩn (TP. Hồ Chí Minh)
4. Âm vang hồn chiêng, sáng tác: Nguyễn Văn Hạnh (Đắk Lắk)
5. Bất chợt Fan Si Pan, sáng tác: Bá Môn (Hà Nội)
6. Thuyền thúng, sáng tác: Tấn Phát (Phú Yên)
7. Gặp lại các em, lời: Phỏng thơ: Nguyễn Đình Chiến, nhạc: Trần Viết Bính (Đồng Nai)
8. Hòa trong hương sắc Hồ Tây, sáng tác: Ngọc Khuê (Hà Nội)
9. Xa xanh miền đất lạ, sáng tác: Văn Thành Nho (TP. Hồ Chí Minh) 
10. Những cánh chim mùa xuân, sáng tác: Nguyễn Văn Hiên (TP. Hồ Chí Minh) 
11. Nỗi nhớ Trường Sa, sáng tác: Nguyễn Đình Thậm (Đà Nẵng)
12. Người chiến sĩ giao thông, lời thơ: Lê Văn Doãn, nhạc: Đặng Hoàng Long (Hà Nội)
13. Bản trường ca trên mặt trống đồng, sáng tác: Nguyễn Anh Trí (Hà Nội)
14. Hát Xoan ở Trường Sa, lời: Theo thơ: Xuân Thu, sáng tác: Khánh Nhung (Phú Thọ)

GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 10 Giải

1. Cái chữ cho em mơ, sáng tác: Duy Thịnh (Hà Nội)
2. Giọt nắng ban đầu, sáng tác: Vũ Công Đoàn (Nam Định)
3. Yêu anh người thợ, sáng tác: Lê Nguyên Thêm (Quảng Ninh)
4. Mẹ, sáng tác: Hoàng Thống (Hậu Giang)
5. Mùa xuân tình yêu, phát triển dân ca Thổ, sáng tác: Trần Quốc Chung (Nghệ An)
6. Một cõi diệu tâm, lời thơ: Hoàng Hùng, sáng tác: Lại Thế Cường (Vĩnh Phúc)
7. Bên hồ Thiên Tượng, thơ: Ngọc Phú, nhạc: Quốc Đính (Hà Tĩnh)
8. Đi tìm đồng đội, sáng tác: Lê Phúc (TP. Hồ Chí Minh) 
9. Chấp chới sông Lam, lời thơ: Nguyễn Lê Trung, nhạc: Minh Quang (Hà Nội)
 10. Yêu sao đất mẹ Ninh Bình, lời thơ: Hoàn Nguyễn, nhạc: Lê Xuân Hoan (Gia Lai).

CA KHÚC THIẾU NHI

GIẢI A:  01 giải

1. Không biết, sáng tác: Nguyễn Thị Minh Châu (Hà Nội)

GIẢI B:  07 Giải

1. Xuân về em vui sao, sáng tác: Đức Hòa (Bình Phước)
2. Những sắc màu yêu thương, sáng tác: Phạm Quang Trung (Đà Nẵng)
3. Tuổi mười lăm ơi, sáng tác: Hoàng Mạnh Toàn (TP. Hồ Chí Minh)
4. Liên khúc dân ca Nam miền Trung, Chuyển soạn từ “ Hòa khoan – Hò Hê – Hò Ba Lý cùng Dàn nhạc dân tộc”, nhạc: Chính Nghĩa (Hà Nội)
5. Bàn tay bé xinh, phổ thơ: Nguyễn Khắc Hào, nhạc: Trần Nhật Bằng (Hà Nội)
6. Cùng nhau chơi đập tay, sáng tác: Hoàng Hữu Doanh (Hải Phòng)
7.Cháu thăm tượng đài Bác Hồ, sáng tác: Bùi Anh Tôn (TP. Hồ Chí Minh)

GIẢI C: 02 Giải

1. Ánh trăng Trường Sa, sáng tác: Quang Khánh (Đà Nẵng)
2. Mưa và nắng, sáng tác: Vũ Mạnh Cường (Hà Nội)

GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 02 Giải

1. Trăng của nội, lời: Nguyễn Lương Hiệu – Thu Hường, nhạc: Thu Hường (Lâm Đồng)
2. Con đò thời gian, sáng tác: Đào Hữu Thi (Hà Nội)

CA KHÚC NGHỆ THUẬT

GIẢI A:  01 giải

1. Giấc mơ, thơ: Đậu Thị Hoài Thanh, nhạc: Cát Vận (Hà Nội)

GIẢI B: 04 Giải

1. Ngày mùa trên buôn, sáng tác: Điểu Được (Đồng Nai)
2. Cho em về, sáng tác: Trần Đức Minh (Hà Nội)
3. Giọt mưa, thơ: Trần Hải Huỳnh, nhạc: Lân Cường (Hà Nội)
4. Hà Nội thu rồi khoe mắt lá răm, thơ: Hoàng Quý, nhạc: Ngọc Tú (Hà Nội)

B – KHÍ NHẠC

GIAO HƯỞNG

GIẢI A: 01 Giải

1. Đất nước anh hùng  (Giao hưởng thơ), sáng tác: La Thăng (Hà Nội)

GIẢI B:  Không có

GIẢI C:  02 Giải

1. Những cánh hoa bất tử (Giao hưởng thơ), sáng tác: Nguyễn Xuân Bình (Hải Phòng)
2. Ký ức Điện Biên (Giao hưởng 3 chương), sáng tác: Nguyễn Đức Thanh (Thừa Thiên – Huế).

GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 02 Giải

1. Lửa thiêng (Giao hưởng thơ), sáng tác: Đinh Trung Hà (Bình Thuận)
2. Ký ức Mậu Thân (Giao hưởng thơ), sáng tác: Phạm Thư Sinh (TP. Hồ Chí Minh)

HỢP XƯỚNG

GIẢI A:  Không có

GIẢI B:  01 Giải

1. Cả cuộc đời thao thức (Tổ khúc hợp xướng), thơ: Hồ Chủ Tịch, nhạc: Huy Sô (Bình Thuận)

GIẢI C:  01 Giải

1. Quê hương trong trái tim ta (a cappella), sáng tác: Phan Thanh Hùng (Bình Định)

GIẢI KHUYẾN KHÍCH:    02 Giải

1. Mùa Vu Lan nhớ mẹ  (a cappella), sáng tác: Vũ Trung (Bình Định)
2. Bài hát cho người trồng cây (Hợp xướng), thơ: Trịnh Thị Hồng Thanh, nhạc: Nguyễn Văn Hảo (Khánh Hòa)

ORATORIO

GIẢI B: 01 Giải

1. Nàng nhũ hương, sáng tác: Ngô Quốc Tính (Bắc Ninh)

THÍNH PHÒNG

GIẢI A: Không có

GIẢI B: Không có

GIẢI C:  Không có

GIẢI KHUYẾN KHÍCH: 02 Giải

1. Bức tranh quê hương (Trio: Flute – Clarinette – piano), sáng tác: Trần Hữu Bích (TP. Hồ Chí Minh)
2. Tiếng rừng (Hòa tấu dàn nhạc dân tộc), sáng tác: Xuân Bắc (Hà Nội)

CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN

GIẢI A:  02 Giải

1. Chương trình giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 60 năm chương trình ca nhạc thiếu nhi     60 năm đội hợp xướng Sơn Ca “60 năm cánh sóng tuổi thơ”, nhóm tác giả: Trọng Đài, Nhật Bằng, Nhật Dương, Thúy Thúy, Quốc Anh (Hà Nội)
2. Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Sâm Ngọc Linh”, tác giả: Nguyễn Hoàng Bích    (Quảng Nam)

GIẢI B: 01 Giải

1. Đêm nhạc Duy Thái, tác giả: Duy Thái (Hải Phòng)

C. LÝ LUẬN

SÁCH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN PHÊ BÌNH ÂM NHẠC

GIẢI A: 01 Giải

1. Vấn đề nghiên cứu và đào tạo Âm  nhạc dân tộc học Việt Nam, Nhóm tác giả: Lê Văn Toàn, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Ánh, Bùi Huyền Nga, Nguyễn Bình Định, Đỗ Thị Thanh Nhàn (Hà Nội)

GIẢI B: 02 Giải

1. Tai nghe trống chiến trống chầu, tác giả: Trương Đình Quang – Kim Viên (Đà Nẵng)
2. Thuở bình minh tân nhạc, tác giả: Thụy Kha (Hà Nội)

SÁCH GIÁO TRÌNH

GIẢI A: 01 Giải

1. Lịch sử Âm nhạc Việt Nam, tác giả: Trần Thế Bảo (TP. Hồ Chí Minh) 

BÁO CHÍ

GIẢI B: 03 Giải

1. Luận bàn về âm nhạc dân gian Tây Nguyên, tác giả: Linh Nga Niek Đam (Đắk Lắk)
2. 10 bài báo lý luận âm nhạc đăng trên báo và tạp chí Trung ương – địa phương, tác giả: Văn Thu Bích (Đà Nẵng)
3. Chùm bài phê bình và nghiên cứu âm nhạc, tác giả: Nguyễn Đăng Nghị (Hà Nội)

GIẢI C: 03 Giải

1. Chùm bài báo viết về âm nhạc năm  2016, 2017, tác giả: Nguyễn Đình San (Hà Nội)
2. Chùm bài báo về âm nhạc, tác giả: Trương Quang Lục (TP. Hồ Chí Minh)
3. Chùm bài báo về âm nhạc 2016, 2017, tác giả: Dân Huyền (Hà Nội).

Xem hình tại đây: http://www.hoinhacsi.vn/le-trao-giai-thuong-am-nhac-2017-chum-anh-1

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.