You are here

Thông báo: lớp dạy gõ muỗng và chơi kèn môi của GS TRẦN QUANG HẢI

14h các ngày 18-19/4/2017, GS Trần Quang Hải sẽ hướng dẫn lớp học gõ muỗng và chơi kèn môi tại Phòng trưng bày - Viện Âm nhạc Việt Nam (địa chỉ: Khu CC2 – Khu Đô thị mới Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội).

KHÓA DẠY GÕ MUỖNG

Thời gian 1 xuất: 45 phút, khoảng 50 tới 100 người; trẻ em từ 7 tới 11 tuổi

Nhằm giúp mọi người nắm bắt một cách nhanh chóng nghệ thuật gõ muỗng, GS Trần Quang Hải đã tận tình hướng dẫn. Bắt đầu từ kỹ thuật căn bản, bẻ hai muỗng hơi cong, cho chúng đối vào nhau, lấy ngón tay trỏ để vào chính giữa hai cán và nâng lên cho hai chiếc muỗng không đụng đậy tạo một khoảng cách khoảng 2,5mm để tạo nên cao độ.

Từ kỹ thuật ban đầu này, những chiếc muỗng được khai triển thành nhiều cách gõ khác nhau như với 2 hoặc 3, hoặc 4, hoặc 5 ngón tay, rồi kéo lên hết cánh tay hay đánh lên đùi, đánh lên miệng, đánh thành bài bản... Và, GS Trần Quang Hải đã cống hiến một nghệ thuật gõ muỗng khiến người xem phải thán phục

Do đó, từ cách thể hiện cũng như bằng kỹ thuật do ông tìm ra mà muỗng trở thành một loại nhạc cụ bộ gõ và được vận dụng một cách sáng tạo. Vì nó đưa mọi người từ cái biết đến cái không biết, từ cụ thể sang trừu tượng. Nhìn cách ông vận dụng và xử lý, người xem có thể dễ dàng hình dung làm sao từ những chiếc muỗng bình thường vốn được làm ra phục vụ nhu cầu ẩm thực nhưng qua bàn tay tài nghệ và cách xử lý nhạc học độc đáo, vững vàng của ông đã đem lại sự hấp dẫn lạ thường. 

KHÓA DẠY CHƠI ĐÀN MÔI H’MÔNG

Thời gian 1 xuất: 45 phút, khoảng 50 tới 100 người; trẻ em từ 7 tới 11 tuổi.,

Đàn môi là một nhạc cụ độc đáo có mặt ở hầu hết các châu  lục. Đàn thuộc loại khí tự âm vang (idiophone) với dáng hình nhỏ nhắn, xinh xinh, chỉ dài khoảng 7 cm có thể bỏ vào túi gọn gàng. Đàn môi có nhiều hình dáng và chất liệu khác nhau nhưng đều có hai bộ phận chính là khung cố định và lưỡi gà di động. Theo GS. Trần Quang Hải: "Ở Châu Âu, đàn môi rất thông dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Anh là jew's harp, Pháp là guimbarde, ở Đức và Áo đàn môi được gọi là maultrommeln...".

Hiện nay, khoảng 30 quốc gia trên thế giới có nhạc cụ đàn môi. So với đàn môi ở các nước Âu Mỹ làm bằng thép, sắt , đồng thau hoặc nhôm và hầu như có cùng một kiểu dáng thì  tại Châu Á, tuỳ theo truyền thống và bản sắc từng dân tộc mà đàn môi ở mỗi nước có độ dài ngắn khác nhau với tên gọi rất đa dạng: mukkuri (Nhật Bản), genggong (Bali), kubing (Philippin), và đàn môi ở Việt Nam.

Vật liệu để làm đàn môi ở Châu Á không chỉ bằng kim khí mà còn bằng tre. GS. Trần Quang Hải cho biết: " Đàn môi làm bằng kim khí có thể tìm thấy tại nhiều nước như Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Mông Cổ, Trung Quốc..., loại đàn môi bằng tre thì có mặt ở Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản..."

Ở Việt Nam, đàn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng: "Loại đàn  môi bằng kim khí có thể tìm thấy ở vùng người dân tộc Gia Rai, bằng thau ở dân tộc Mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na, Ê Đê..."

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.