You are here

Trỗi dậy

Tác giả: 
Nguyễn Văn Nam
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGUYỄN VĂN NAM

 

Phó Giáo sư – Tiến sĩ – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam sinh ngày 14 tháng 7 năm 1936, quê ở Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang; hiện giảng dạy Sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

 

SỰ NGHIỆP

 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam tham gia kháng chiến từ năm 1947, trong Ban tuyên truyền tỉnh Mỷ Tho. Năm 1948, ông học trường Văn hóa kháng chiến Phan Lương Trực tại Đồng Tháp Mười, vào bộ đội năm 1949, công tác tại Tổ Quân nhạc khu 8, sau đó chuyển sang Đoàn Văn công Mặt trận Đồng Tháp Mười . Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1959, chuyển ngành sang Bộ Văn hóa và được cử đi học Sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội). Năm 1966, ông được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc viện Saint- Peterbourg (Cộng hòa Liên bang Nga), năm 1973 tốt nghiệp về nước. Năm 1974, ông lại được cử đi học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Leningrad và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ hai ngành Sáng tác và Lý luận. Năm 1979, Nguyễn Văn Nam công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học nước Cộng hòa Cabardine-Boncar và là hội viên chính thức Hội Nhạc sĩ Liên Xô (nay là Cộng hòa Liên bang Nga). Ông trở về nước năm 1991, tham gia công tác giảng dạy bậc Đại học và Cao học chuyên ngành Sáng tác, Lý luận tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và Nhạc viện Quốc gia Hà Nội.

Ông là một nhạc sĩ viết nhiều và thành công về khí nhạc. Về giao hưởng có: giao hưởng số 1 Tặng đồng bào miền Nam anh dũng(1972), giao hưởng số 2 Uống nước nhớ nguồn (1972), giao hưởng số 3 Tặng những em bé mồ côi sau chiến tranh (1975), giao hưởng số 4 Giao hưởng Ađưks (1986), giao hưởng số 5 Mẹ Việt Nam (1994), giao hưởng số 6 Sài Gòn 300 năm, giao hưởng số 7Chuyện nàng Kiều, giao hưởng số 8 Đất nước quê hương tôi. Ngoài ra ông còn viết giao hưởng thơ, tổ khúc giao hưởng, kịch múa, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật…

Ông được tặng Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Vàng Hội diễn ca nhạc năm 1995 với tác phẩm vũ kịch Huyền thoại Mẹ, Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam giao hưởng số 8 Đất nước quê hương tôi. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2007, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam.

 

 

Thể hiện: 
Khắc Huề - Nguyễn Hữu Tuấn
Thông tin thêm: 

 

KHẮC HUỀ (VIOLON)

 

Nghệ sĩ Khắc Huề sinh năm 1944, tốt nghiệp khoa Vĩ cầm tại Nhạc viện Hà Nội, sau đó tu nghiệp tại Hungary. Trước đây, ông thường diễn tấu vĩ cầm tại Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông là nghệ sĩ violon đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSƯT (1984). 

NSƯT Khắc Huề đến với violon từ những năm 60 của thế kỉ trước. Đến năm 1980, khi đi học ở Hungary về, ông mới bắt đầu đến với con đường chỉ đạo nghệ thuật. Thời ấy, với mong muốn để cán bộ, diễn viên của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam có đời sống khá hơn trong thời buổi bao cấp đầy khó khăn, ông đã quyết định thành lập một đội biểu diễn với nhiều tiết mục như đơn ca, tốp ca, những bài dân ca quan họ, bài hát truyền thống dân tộc và cả những bài hát nước ngoài nổi tiếng để đi biểu diễn ở khắp Bắc, Trung, Nam.

Hiện nay, cùng với công việc chỉ đạo nghệ thuật cho mỗi chương trình cuối tuần; hàng ngày, cũng chính tại căn phòng nhỏ này, chỉ với 1 chiếc ghế, 1 cây đàn violon và giá để bản nhạc, nghệ sĩ Khắc Huề đều đặn sáng tác và dạy đàn cho khoảng 30 học sinh của mình. 

Với niềm đam mê nghệ thuật và mong muốn được chia sẻ niềm hứng thú chơi đàn violon đến với nhiều người, nên dù đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, NSƯT Khắc Huề vẫn ngày ngày miệt mài vừa biểu diễn, vừa nghiên cứu tổ chức ra những đem nhạc trữ tình hấp dẫn để phục vụ công chúng yêu nhạc Thủ đô.

 

NGUYỄN HỮU TUẤN (PIANO)

 

Phó giáo sư - Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hữu Tuấn sinh ngày 2 tháng 2 năm 1942, quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây. Nguyên Chủ nhiệm Khoa Piano Nhạc viện Hà Nội (Nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông mất chiều mùng 7 tháng 5 năm 2004.

 

SỰ NGHIỆP

 

Nguyễn Hữu Tuấn tốt nghiệp Trung cấp Piano năm 1961, và tốt nghiệp Đại học Âm nhạc năm 1965 tại Trường Âm nhạc Việt Nam, làm cán bộ giảng dạy piano của Trường. Năm 1980-1983, ông đi tu nghiệp trên Đại học về Piano tại Nhạc viện F. Liszt (Hungari), sau đó được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Piano Nhạc viện Hà Nội. Năm 1992-1993, ông được cử đi thực tập giảng dạy ở Nhạc viên Paris – Pháp…

 

Ngoài công tác giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, ông viết nhiều giáo trình và tiểu phẩm cho piano. Đã từng tham gia vào các dàn nhạc Hungari biểu diễn tác phẩm của Bartok, Kodaly… Ông đã đào tạo được nhiều học sinh piano giỏi, trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng sau này.

 

TẶNG THƯỞNG

 

  • Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (1993).
  • Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục.
  • Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam…
Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Trỗi dậy

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1 + 1 =