You are here

Trảy hội mùa xuân

Tác giả: 
Trương Ngọc Ninh
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

TRƯƠNG NGỌC NINH

 

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh sinh ngày 11 tháng 9 năm 1943 tại Nam Định là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc. Ông từng làm Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội và Phó chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.

 

SỰ NGHIỆP

 

Sớm tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, ông chơi guitar tại đoàn Văn công Quân khu III rồi về Quân chủng Phòng không - Không quân hơn chục năm. Sau đó, ông theo học Khoa sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội và viết nên một số ca khúc nổi tiếng như "Hạt mưa mùa xuân", "Vòng tay Đam San", "Lời ru chia đôi", "Xuống chợ", bên cạnh nhạc múa Thạch Sanh hay bản giao hưởng Rừng miền Tây. Sự nghiệp của ông có được nhiều giải thưởng bao gồm Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007), Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam về khí nhạc, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất–Nhì–Ba,...Ông từng là quản lý và nhà sản xuất cho các ban nhạc Đồng Đội (An Hiếu,...), ban nhạc Sao Mai (Đỗ Bảo, Quốc Bình, Sơn Hải, Quốc Long,...) và ban nhạc Anh Em (Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên, Quốc Bình, Sơn Hải,...). Hiện ông là giảng viên Đại học Văn hóa và Nghệ thuật Quân đội, khoa sáng tác và cố vấn chương trình Bài hát Việt.

Sự nghiệp đồ sộ của ông có tới hơn 500 ca khúc. Tác phẩm chính bao gồm sách Tuyển tập ca khúc Trương Ngọc Ninh (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) và album Trương Ngọc Ninh (1995). Chương trình Con đường âm nhạc của đài VTV3 mang tên "Biển khát" tôn vinh ông vào tháng 7 năm 2011. Ông cũng là nghệ sĩ chính của chương trình Không gian nghệ thuật tháng 3 năm 2012 của đài VTV1.

Ngày 20 tháng 6 năm 2016, Trương Ngọc Ninh được bầu làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2010

Thể hiện: 
Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội
Thông tin thêm: 

 

DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG HÀ NỘI

 

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội là một trong những Dàn nhạc giao hưởng hàng đầu đóng vai trò quan trọng trong đời sống âm nhạc ở Việt Nam. Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội được thành lập năm 1997, tiền thân là Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội. Kể từ khi được mang tên Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc về quy mô và chất lượng nghệ thuật. Hiện nay, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội gồm các giáo sư, giảng viên, nghệ sĩ độc tấu có tên tuổi và một số sinh viên xuất sắc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đây cũng là một trong những đặc thù riêng của Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội. Rất nhiều nghệ sĩ, nhạc công của Dàn nhạc đã tốt nghiệp tại các Nhạc viện nổi tiếng ở nước ngoài như: Nhạc viện Tchaikovsky (CHLB Nga), Nhạc viện St. Petersburg (CHLB Nga), Học viện Âm nhạc F. Liszt (Hungary), Đại học tổng hợp Âm nhạc và Sân khấu Leipzig (Đức), Học viện Âm nhạc Hoàng gia London (Anh), Học viện Biểu diễn Nghệ thuật Hồng Kông (Trung Quốc), Học viện Âm nhạc quốc gia Bulgaria, Đại học âm nhạc Queensland (Úc), Học viện Âm nhạc Malmo (Thụy Điển)…

Dàn nhạc đã có nhiều chương trình biểu diễn với các chỉ huy nước ngoài như: Wolfgang Groehs (Áo), Xavier Rits (Pháp), Hikotaro Yazaki (Nhật Bản), Robert Ryker (Mỹ), Mats Liljefors (Thụy Điển), Stephen Ellery (Anh), Max Olding (Úc), Mark Gorenstein (CHLB Nga), Dariusz Waszak (Ba Lan), Shuichi Komyama (Hoa Kỳ), Leonid Nikolaiev (CHLB Nga), Christoph Poppen (Đức)… và các chỉ huy Việt Nam như GS.NSND. Nguyễn Trọng Bằng, TS.NSND. Nguyễn Thiếu Hoa, nhạc trưởng Lê Phi Phi…

Danh mục những tác phẩm đã được trình diễn của Dàn nhạc rất phong phú và đa dạng, với nhiều thể loại khác nhau; bao gồm các bản giao hưởng từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX và trong đó có những tác phẩm lần đầu tiên được biểu diễn ở Việt Nam như: Giao hưởng số 9 của Beethoven, Sheherazad của Rimsky-Korsakov, Giao hưởng Fantastic của Berlioz, Giao hưởng số 2 của Sibelius, Bolero của Ravel, Giao hưởng số 7 và số 10 của Shostakovich, Chim lửa của Stravinsky, Opera Cây sáo thần của Mozart và một số tác phẩm của Bartok, Varese, Lutoslawski, Xenakis… Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội đã có những buổi biểu diễn thành công, có tiếng vang lớn cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng như: GS.NSND. Đặng Thái Sơn (Piano, Việt Nam), Stephan Trần Ngọc (Violon, Pháp), Markus Stoker (Cello, Úc), Stephen Framil (Cello, Hoa Kỳ), Philippe Dorn (Clarinet, Pháp), Ilinca Dumitrécu (Piano, Rumani)…

Bên cạnh các tác phẩm giao hưởng nước ngoài, Dàn nhạc đã trình diễn thành công nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam như: Giao hưởng Đồng khởi của Nguyễn Văn Thương, các Overture Người về đem tới ngày vui, Chào mừng của Nguyễn Trọng Bằng, Concerto cho Violon của Đàm Linh, Concerto Fantastic cho Violon của Nguyễn Phúc Linh, Rhapsody Việt Nam của Đỗ Hồng Quân, Giao hưởng Trở về Điện Biên của Trần Trọng Hùng, Giao hưởng Ngày hội của Đặng Hữu Phúc, Giao hưởng số 4, số 5 của Nguyễn Văn Nam…

Dàn nhạc đã có những chuyến lưu diễn tại phòng hoà nhạc Takemitsu tại Tokyo (Nhật Bản), Music Center tại Bangkok (Thái Lan), tại Đại học Tổng hợp ChiengMai, Mahidol (Thái Lan), nhà hát Malui tại Moscow, nhà hát Marinsky tại St. Petersburg (CHLB Nga), Phòng hòa nhạc Beethoven tại Bonn và Phòng hòa nhạc Philharmonic Berlin (Đức)… Đặc biệt Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội đã đại diện cho nền âm nhạc giao hưởng Việt Nam dự Liên hoan Âm nhạc Giao hưởng Châu Á tổ chức tại Tokyo Nhật Bản năm 1999 và năm 2012.

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội đã nhiều lần được Đảng và Nhà nước chọn để biểu diễn phục vụ trong các hoạt động chính trị, đối ngoại của đất nước, đây cũng là một sự công nhận vô cùng lớn lao của Đảng và Nhà nước đối với Dàn nhạc. Với những thành tích đã đạt được, Dàn nhạc được tặng giải thưởng Hoàng gia Nhật Bản do Hội đồng nghệ thuật Thế giới trao tặng dành cho Dàn nhạc giao hưởng năm 1998 và Bằng khen của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 1999.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Trảy hội mùa xuân

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
9 + 4 =