You are here

Trăng sáng quê tôi

Tác giả: 
Đinh Thìn
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

ĐINH THÌN

 

Tên khai sinh của ông là Đinh Văn Thìn, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1939, nguyên quán Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An, nguyên là Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Ông hoạt động âm nhạc từ rất sớm. Năm 1954, ông đã là diễn viên trong Đoàn Văn công Liên khu IV. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông công tác tại Đoàn Chèo Trung ương. Từ năm 1963 đến năm 1994, ông là nghệ sĩ độc tấu sáo ở Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Ông đã cùng với một số đồng nghiệp đi phục vụ đồng bào và chiến sĩ trong những ngày chiến tranh ác liệt. Ông đã từng đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông có nhiều đóng góp giá trị trong việc cải tiến kỹ thuật diễn tấu của cây sáo trúc Việt Nam.

Ngoài độc tấu sáo, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cho sáo. Ông sáng ca khúc không nhiều, nhưng nhiều bài đã có sức phổ biến rộng. Các tác phẩm đáng chú ý: Trăng sáng quê tôi, Trên đường chiến thắng, Vui chiến thắng(độc tấu sáo), Cô gái xã viên (độc tấu đàn nhị), Trăng rằm (độc tấu đàn đáy), Mùa hoa ban nở (độc tấu khèn), Vui hội mùa (hòa tấu dàn nhạc dân tộc), Hẹn hò (độc tấu sáo Mèo), Khúc tâm tình cho đàn môi. Ca khúc Hình dáng đất Mẹ anh hùng, Trên giàn giáo giữa tầng cao, Tiếng hát Thác Bà, Hát về đất nước tôi, Cây sáo người chiến sĩ, Cội nguồn, Với tre xanh. Các giải thưởng: Giải Nhì sáng tác Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1980, Giải độc tấu sáo UNESCO năm 1980 và 1985, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương Hoàng hậu Campuchia. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

Thể hiện: 
Đinh Thìn - Dàn nhạc Dân tộc Nhà hát CMNVN
Thông tin thêm: 

 

ĐINH THÌN (SÁO TRÚC)

 

Tên khai sinh của ông là Đinh Văn Thìn, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1939, nguyên quán Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An, nguyên là Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Ông hoạt động âm nhạc từ rất sớm. Năm 1954, ông đã là diễn viên trong Đoàn Văn công Liên khu IV. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông công tác tại Đoàn Chèo Trung ương. Từ năm 1963 đến năm 1994, ông là nghệ sĩ độc tấu sáo ở Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Ông đã cùng với một số đồng nghiệp đi phục vụ đồng bào và chiến sĩ trong những ngày chiến tranh ác liệt. Ông đã từng đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông có nhiều đóng góp giá trị trong việc cải tiến kỹ thuật diễn tấu của cây sáo trúc Việt Nam.

Ngoài độc tấu sáo, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cho sáo. Ông sáng ca khúc không nhiều, nhưng nhiều bài đã có sức phổ biến rộng. Các tác phẩm đáng chú ý: Trăng sáng quê tôi, Trên đường chiến thắng, Vui chiến thắng(độc tấu sáo), Cô gái xã viên (độc tấu đàn nhị), Trăng rằm (độc tấu đàn đáy), Mùa hoa ban nở (độc tấu khèn), Vui hội mùa (hòa tấu dàn nhạc dân tộc), Hẹn hò (độc tấu sáo Mèo), Khúc tâm tình cho đàn môi. Ca khúc Hình dáng đất Mẹ anh hùng, Trên giàn giáo giữa tầng cao, Tiếng hát Thác Bà, Hát về đất nước tôi, Cây sáo người chiến sĩ, Cội nguồn, Với tre xanh. Các giải thưởng: Giải Nhì sáng tác Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1980, Giải độc tấu sáo UNESCO năm 1980 và 1985, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương Hoàng hậu Campuchia. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

 

NHÀ HÁT CA MÚA NHẠC VIỆT NAM

 

Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam thành lập ngày 16 - 11 – 1951 tại bến Canh Nông, tỉnh Tuyên Quang, tiền thân là Đoàn Văn công nhân dân Trung ương

Gồm các bộ phận chuyên môn: ca múa nhạc, kịch, chèo. Năm 1954, Tổ ca múa nhạc tách thành Đoàn ca vũ nhân dân Trung ương. Ngày 4 – 6 – 1957, Bác Hồ đổi tên là Đoàn ca múa Trung ương. Năm 1962, một bộ phận ca múa nhạc dân tộc phát triển lớn mạnh, hình thành Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương, bộ phận còn lại là Đoàn ca múa Trung ương. Năm 1964, Đoàn ca nhạc dân tộc, cùng Đoàn ca múa nhạc Trung ương nhập lại thành Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Sang năm 1971, trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất đất nước, Nhà hát tách thành hai đoàn biểu diễn phục vụ:

  •  Đoàn ca múa Trung ương
  •  Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1979, hai đoàn nghệ thuật ca múa nhạc nhập lại thành Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Năm 1986, Nhà hát tách Đoàn ca múa nhạc nhẹ thành Đoàn ca nhạc nhẹ Trung ương, có trụ sở hoạt động riêng, Đoàn ca múa nhạc dân tộc thành lập: Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Những ngày hoạt động nghệ thuật từ năm 1951 đến năm 1965, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam xưa là Đoàn văn công nhân dân Trung ương, sau nhiều năm biến động liên tục về tổ chức, nhân sự, nhưng Nhà hát vẫn lớn mạnh, tổ chức hoạt động nghệ thuật phục vụ cách mạng, kháng chiến. Nhà hát là cái nôi nuôi dưỡng, đào tạo những nghệ sĩ tài năng của đất nước, sau này đạt nhiều giải thưởng lớn, nhiều danh hiệu cao quý do Nhà nước phong tặng.

Qua hơn nửa thế kỷ biểu diễn, phục vụ khán giả, Nhà hát là nơi hội tụ, toả sáng nhiều ngôi sao, tài năng nghệ thuật của nhiều thế hệ nghệ sĩ, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công lao xây dựng Nhà hát của các thế hệ nghệ sĩ là tiềm năng trí tuệ, thể hiện trên hàng trăm tác phẩm ca múa nhạc nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ, tác giả đã đoạt nhiều giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế. Từ ngày thành lập đến nay, Nhà hát không ngừng lớn mạnh làm nên truyền thống nghệ thuật dân tộc được các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên nâng nưu khơi dậy như ngọn đuốc truyền tay ngời sáng mãi.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Trăng sáng quê tôi

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
5 + 0 =