You are here

Tình quê hương

Tác giả: 
Đào Việt Hưng
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

ĐÀO VIỆT HƯNG

 

Ông sinh ngày 25 tháng 5 năm 1930, nguyên quán thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, nguyên công tác tại Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương. Hiện nay ông đã nghỉ hưu, trú quán ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ông nhập ngũ từ năm 1948, vào Sở Quân giới Liên khu IV. Đến năm 1951, ông chuyển ngành về Trường Sư phạm Liên khu IV. Năm 1954,ông là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Tĩnh. Năm 1956, ông sang Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh và năm 1957 theo học Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1967, ông vào công tác tại Đoàn Ca Múa Tây Nguyên, sau về Ban Nghiên cứu Âm nhạc (nay là Viện Nghiên cứu Âm nhạc). Cho đến năm 1971, sang Hãng Phim tài liệu – khoa học Trung ương làm chuyên viên âm nhạc điện ảnh.

Nhạc sĩ Đào Việt Hưng viết nhiều thể loại: ca khúc, tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, luận văn nghiên cứu âm nhạc… Những tác phẩm này phần lớn được sử dụng trên các phương tiện truyền thông, màn ảnh, làn sóng, các nhà xuất bản, báo chí và các đoàn nghệ thuật. Một số đã đoạt giải như: Hát ví Nghệ Tĩnh – Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam (sách lý luận), Điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ - Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam (sách lý luận)…

Một số tác phẩm tiêu biểu như: Mừng nhà máy mới hoàn thành (Giải Nhì, không có giải nhất, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1957-1960), Hương quế Trà Bồng, Mùa xuân trên cao nguyên (hòa tấu t’rưng, chiêng, cồng và dàn nhạc) – Giải A Hội diễn 1962-1963 Vụ Âm nhạc và Múa, Hát ví Nghệ Tĩnh, Điệu thức dân ca miền Trung (lý luận), Mùa xuân, Ngày hội (nhạc múa) – Giải A Hội diễn toàn quốc 1985… Một số tiểu phẩm cho cello-piano, violon-piano được Nhạc viện Hà Nội đưa vào giáo trình giảng dạy (1961-1962).

Ông còn được trao tặng Huy chương Chiến thắng hạng Nhì (Kháng chiến chống Pháp); Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Bộ Văn hóa; Huy chương “Vì sự nghiệp Điện ảnh Việt Nam”; Huy chương “Vì sự nghiệp Báo chí”; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam”.

Thể hiện: 
Khắc Huề - Trịnh Thị Nhàn
Thông tin thêm: 

 

KHẮC HUỀ (VIOLON)

 

Nghệ sĩ Khắc Huề sinh năm 1944 trong một gia đình yêu thơ ca.  Nhưng ông lại đi theo tiếng gọi của âm nhạc. Ngay từ năm 16 tuổi, Khắc Huề đã độc tấu Violon bản nhạc “Đường về thôn” của nhạc sĩ Đào Việt Hưng cho Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh. 

Từng lăn lộn trên chiến trường để phục vụ biểu diễn nghệ thuật trong kháng chiến, ông có rất nhiều kỷ niệm khó quên nơi chiến trường, nhất là với cây đàn Violon. Sau khi hòa bình lập lại, ông tham gia Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, đồng thời thường diễn tấu tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới.

Sau khi tốt nghiệp khoa Violon tại Nhạc viện Hà Nội, ông sang tu nghiệp tại Hungary. Năm 1980, ông mới “bén duyên” với việc chỉ đạo nghệ thuật. Thời ấy, với mong muốn để cán bộ, diễn viên của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam có đời sống khá hơn trong thời buổi bao cấp đầy khó khăn, ông đã lập một đội biểu diễn để đi lưu diễn trong toàn quốc. 

Trong hai năm 1985, 1986, ông đã ba lần đưa đoàn nghệ thuật xung kích vào trại phong Quy Hòa (Bình Định) theo lời mời của Hội Chữ thập Đỏ và Tổ chức nhân đạo Quy Nhơn.

Ngoài chơi Violon, ông còn biên soạn nhiều tác phẩm. Đã có lúc, ông giã từ nghề chỉ đạo nghệ thuật chuyển sang làm lãnh đạo Nhà hát Nhạc vũ kịch. Nhưng được thời gian, ông lại rong ruổi khắp các sân khấu và sau cùng, quyết định lập ra chương trình “Khúc hát trữ tình” để nghệ sĩ và khán giả cùng nhau hoài cổ. 

Tháng 3.1988, sân khấu “Khúc hát trữ tình” tại 51 Trần Hưng Đạo - tụ điểm ca nhạc thính phòng của “chỉ đạo Khắc Huề” - ra đời và đã đi vào đời sống người dân Hà Nội hơn hai thập niên qua. Tại đây, khán phòng chưa đầy 100 chỗ ngồi, nhưng vào mỗi dịp cuối tuần, lại rộn lên không ngớt những khúc ca và những tiếng vỗ tay của khán giả. Đến diễn ở đây lại toàn là ca sĩ thành danh: Tài tử Ngọc Bảo, Trần Hiếu, Quang Thọ, Thanh Hoa... và các ca sĩ lứa sau như Tấn Minh, Trọng Tấn, Lan Anh, Trần Thu Hà... Tại đây, Khắc Huề đưa thính giả đắm mình trong một không gian âm nhạc ấm cúng và lắng nghe những giai điệu âm nhạc Việt Nam và quốc tế trữ tình cùng với tiếng vĩ cầm sâu lắng đến khó quên của người nghệ sĩ tài hoa.

Hiện nay, cùng với việc chỉ đạo nghệ thuật cho các chương trình cuối tuần; hằng ngày, nghệ sĩ Khắc Huề vẫn đều đặn sáng tác và dạy đàn.

Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu NSƯT và trở thành nghệ sĩ Violon đầu tiên của Việt Nam nhận danh hiệu này. Với niềm đam mê nghệ thuật bấy lâu nay, NSƯT Khắc Huề vẫn luôn mong muốn được chia sẻ niềm hứng thú chơi đàn violon đến với nhiều người.

 

TRỊNH THỊ NHÀN (PIANO)

 

Nghệ sĩ Piano Trịnh Thị Nhàn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cha là họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mẹ là họa sĩ vẽ tranh lụa hàng đầu Việt Nam Nguyễn Thị Khang, chị gái là nghệ sĩ Piano Trịnh Thị An, em trai là dịch giả Trịnh Lữ và nhà phê bình Trịnh Tú, cháu gái là nghệ sĩ Piano nổi tiếng Phó An My. Bản thân nghệ sĩ Trịnh thị Nhàn cũng là nghệ sĩ Piano xuất xắc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

0:00
0:00
Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Tình quê hương

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
1 + 6 =