You are here

Tình đất nước

Tác giả: 
La Thăng
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

LA THĂNG

 

Nhạc sĩ La Thăng tên thật là Nguyễn Văn Ngọ sinh ngày 06/07/1930 tại thị xã Yên Bái- Quê nội ông ở xã Đông Ngạc thuộc huyện Từ Liêm- Hà Nội, một làng quê bên sông Hồng. Trong hơn 60 năm qua, với bề dày của những năm tháng sáng tác,ông đã có một số lượng tác phẩm đáng trân trọng. Ngoài gần 200 ca khúc và hợp xướng, nhạc sĩ La Thăng còn viết nhiều thể loại âm nhạc như âm nhạc cho múa, nhạc cho điện ảnh, sân khấu và các tác phẩm nhạc không lời khác như: Tổ khúc biến tấu “Quê hương” viết cho Violon và Piano, bản Trio “Vũ khúc nông thôn” viết cho Violon + Violoncelle và Piano, bản độc tấu Piano “Niềm hi vọng”, bản Sonate “Được mùa” viết cho Flute và Piano, tác phẩm Giao hưởng thơ (Symphonie- poème) “Đất nước anh hùng” và một số bản hòa tấu khác đã được giới thiệu một phần trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam và Truyền hình Việt Nam. Âm nhạc của nhạc sĩ La Thăng trong sáng, lạc quan và giàu chất trữ tình- phương pháp nghệ thuật của ông biểu hiện trong sự gọn gàng, khúc triết của khúc thức, sự mượt mà trau chuốt và đậm đà tính dân tộc trong giai điệu, phong phú màu sắc trong hòa thanh, phối khí- đặc điểm này không những được thể hiện trong những bài hát Hợp xướng mà cả trong các thể loại âm nhạc không lời khác của ông. Nhiều ca khúc và hợp xướng của La Thăng thường mang tính hoành tráng, trang nghiêm, ngợi ca tổ quốc, ca ngợi Đảng và Bác Hồ như trong các bản Hợp xướng: “Tự hào Tổ quốc ta”, “Ánh sao sáng mãi bầu trời”, “Hát về Pác Bó”, ca ngợi chiến thắng như Hợp xướng “Hàm Luông dòng sông chiến thắng”. Trong mấy chục năm qua, ông đã đi và viết nhiều về đời sống lao động sản xuất của anh chị em công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, trên các công trường, hầm mỏ, ông về nông thôn, thâm nhập ruộng đồng và đã viết nên các tác phẩm đầy cảm xúc trong các chuyến đi đó, đã được quần chúng ca hát và làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam giới thiệu, phổ biến như các bài: “Tiếng hát trên đồng xanh”, “Ca mùa năm tấn”, “Những ký hiệu màu xanh”, “Thép ta vẫn ra lò”, “Dòng thép quê hương”. Và nhiều bài ca động viên cổ vũ thanh niên đi bộ đội lên đường chiến đấu như: “Lên đường đánh Mỹ”, “Anh đi ghi tiếp chiến công”, “Bài hát chiến sĩ xe tăng” v.v… Có thể khiếm khuyết nếu như chúng ta không giới thiệu một mảng sáng tác của La Thăng viết cho các em thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn. Mấy chục năm qua ông dành nhiều thời gian viết cho lứa tuổi này. Từ bài “Bé đeo ba lô” viết năm 1947 đến các bài: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tổ quốc em có nhiều tên đẹp, Tình thân ái, Uống cả ông trăng, Chúng em noi gương các anh bộ đội và còn nhiều bài hát nữa đã được các em yêu mến, đón nhận và ca hát. . Nhiều bài ca trong đó đã được sống trong quần chúng và trở thành những bài ca đi cùng năm tháng. 

 

Thể hiện: 
Phan Phúc - Hoàng My
Thông tin thêm: 

 

PHAN PHÚC (VIOLON)

 

Nghệ sĩ Ưu tú Phan Phúc sinh năm 1935, quê ở xã Hồng Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là nghệ sĩ đàn Violon. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III. Nguyên Giám đốc Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông đã nghỉ hưu.

Ông hoạt động âm nhạc từ năm 1946, là nhạc sinh quân, tiếp đó là đội viên Đội Tuyên truyền văn nghệ Hà Nội và Liên khu I, năm 1949 là Thiếu sinh Vệ quốc quân thuộc Tổng cục Chính trị. Từ năm 1951 đến năm 1955, ông dạy nhạc lý, tham gia hoạt động văn nghệ tại Khu học xã Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc) tham gia Đội Hợp xướng Hòa Bình, thu những đĩa hát đầu tiên của âm nhạc cách mạng Việt Nam (tại Thượng Hải, Trung Quốc). Từ năm 1956 đến năm 1959, ông công tác tại Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó là diễn viên độc tấu đàn Violon trong Dàn nhạc Giao hưởng của Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Năm 1966, ông tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh (Trung Quốc). Năm 1969, ông được cử đi thực tập (đàn Violon) tại Nhạc viện Sofia, Bulgarie. Từ năm 1972 đến 1993, ông là Trưởng đoàn, Giám đốc kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca Nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam

Ông có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng Đoàn Ca Nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam thành một đơn vị nghệ thuật có uy tín. Trong giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội, với những đóng góp trong công tác đào tạo, ông đã góp phần tạo dựng nên những gương mặt nghệ sĩ Violon trẻ. Ông đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cùng nhiều huân chương, huy chương khác.

 

HOÀNG MY (PIANO)

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Hoàng My, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1941, nguyên quán Hà Nội. Ông đã mất năm 1990.

Nghệ sĩ Hoàng My nguyên công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, là người đã được đào tạo chơi Piano từ nhỏ, kỹ thuật điêu luyện, thông minh và có bản sắc.

Là nghệ sĩ độc tấu đàn Piano, ông đã biểu diễn thành công trên sân khấu trong và ngoài nước nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của thế giới và Việt Nam. Ông là người đệm đàn xuất sắc cho nhiều tác phẩm đơn ca, độc tấu nhạc cụ, có nhiều sáng tạo trong viết phần đệm cho đàn Piano.

Ông cũng đã viết một số tác phẩm cho đàn Piano, dàn dựng và chỉ đạo một số chương trình biểu diễn âm nhạc. Ông mất đột ngột vì một tai nạn trong một chuyến lưu diễn cùng Đoàn Nghệ thuật Việt Nam trên sân khấu Bình Nhưỡng – Triều Tiên. Nghệ sĩ Hoàng My được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

0:00
0:00
Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Tình đất nước

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
11 + 9 =