You are here

Thắng lợi của tình yêu Tổ quốc

Tác giả: 
Nguyễn Đình Tấn
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGUYỄN ĐÌNH TẤN

 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn (bút danh Trung Chính) sinh ngày 14 tháng 5 năm 1930, quê ở Kiến An, Hải Phòng. Ông mất ngày 28 tháng 1 năm 2002.

 

SỰ NGHIỆP

 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn tham gia Cách mạng từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Trong thời gian đó ông đã làm thợ chiếu bóng, thợ vẽ bản đồ, thợ máy nổ. Ông nhập ngũ năm 20 tuổi, sau đó về công tác tại Đoàn II văn công Tổng cục chính trị với vai trò sáng tác và chỉ huy dàn nhạc. Năm 1960 ông được cử đi học tại khoa Sáng tác Nhạc viện Tchaikovxky (Liên Xô cũ). Về nước, ông làm việc tại Hội nhạc sĩ Việt Nam. Ngoài ra ông còn tham gia giảng dạy chuyên ngành sáng tác Nhạc viện Hà Nội (Học viện âm nhạc quốc gia ngày nay) trong nhiều năm.

Ngoài sở trường là sáng tác khí nhạc, ông còn viết hợp xướng, ca khúc, nhạc kịch nhỏ, phần âm nhạc cho nhiều phim truyện và phim tài liệu.

 

TÁC PHẨM

 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc như:

  • Giao hưởng thơ: Êmili, con!
  • Tổ khúc giao hưởng: Lửa thử vàng.
  • Giao hưởng: Cây đuốc sống.
  • Cantate: Thế hệ Hồ Chí Minh, thế hệ anh hùng.
  • Ouverture: Thắng lợi của tình yêu Tổ quốc.
  • Biến tấu cho Piano và Cello: Cô gái giả dại.
  • Tứ tấu đàn dây: Cánh chim không mỏi.
  • Kịch nhạc: Tiếng hát xanh.
  • Hợp xướng: Toàn thắng về ta.
  • Hợp xướng: Ước vọng.
  • Hồi tưởng ( Piano và Cello).
  • Tiếng đàn Y Đăm.

Ngoài ra, ông còn viết nhiều ca khúc như: Lời thề sắt son, Những bông hoa trong vườn Bác (thơ Hải Như), Tôi lắng nghe sông Đà gọi Thác Bà, Chào bình minh thời đại, Quảng Trị giải phóng, Chim hót đầu xuân, Niềm vui ra khơi...

 

XUẤT BẢN

 

  • Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Đình Tấn

 

TẶNG THƯỞNG

 

  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt I năm 2001, và nhiều giải thưởng âm nhạc giá trị khác.
Thể hiện: 
VNSO
Thông tin thêm: 

 

DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG VIỆT NAM

 

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam National Symphony Orchestra - VNSO) thành lập từ năm 1959. Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh Dàn nhạc phải tạm thời chia nhỏ ra để hoạt động và mãi đến năm 1984 mới được thành lập lại với tên gọi như hiện nay. Từ đó trở đi Dàn nhạc đạt được những bước tiến quan trọng, nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách thường xuyên mời chỉ huy và các nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng trên thế giới đến làm việc với Dàn nhạc. Tương lai của Dàn nhạc sẽ là tương lai của cả cộng đồng âm nhạc Việt Nam nói chung.

 

CHUYÊN MÔN

 

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ngày nay bao gồm các nghệ sĩ chuyên nghiệp dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng chính Tetsuji Honna, ông cũng là Giám đốc âm nhạc của Dàn nhạc. Dàn nhạc biểu diễn khoảng 60 buổi hoà nhạc một năm, với vốn tiết mục gồm các tác phẩm nhạc cổ điển, lãng mạn và hiện đại trong đó có nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam đương đại. Những tiến bộ trong kỹ thuật biểu diễn của dàn nhạc được khán giả, giới báo chí, giới phê bình âm nhạc và đồng nghiệp ở Việt Nam đánh giá cao.

 

PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU

 

Đại diện cho giới âm nhạc ở Việt Nam, VNSO tổ chức và tham gia vào nhiều sự kiên quan trọng. Năm 2003, Dàn nhạc tổ chức nhiều buổi hoà nhạc lớn kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời kỷ niệm Năm giao lưu ASEAN-Nhật Bản. Tháng 3/2003, Dàn nhạc Giao hưởng Osaka tới thăm Việt Nam và phối hợp biểu diễn với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội.Tháng 3/2005, VNSO và Dàn nhạc thính phòng Tubingen của Đức cùng nhạc trưởng Gudni A. Emilsson biểu diễn chương trình hoà nhạc do Viện Goethe tài trợ. Những năm gần đây, Dàn nhạc phối hợp tổ chức nhiều buổi hoà nhạc và sự kiện với Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quán Hà Lan, Đại sứ quán Áo, Đại sứ quán Đức và Viện Goethe, Trung tâm văn hoá Pháp..., thể hiện vai trò quan trọng của Dàn nhạc trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

 

Từ năm 2005, Dàn nhạc xây dựng kế hoạch biểu diễn trước một năm và phát hành cuốn mùa diễn hàng năm, tổ chức các chương trình hoà nhạc đặt vé trước, hoà nhạc đặc biệt và nhiều chương trình hoà nhạc khác tại Nhà hát lớn Hà Nội và Phòng hoà nhạc 226 Cầu Giấy, phối hợp cùng Trung tâm văn hoá Pháp tổ chức các chùm hoà nhạc Mozart Cycle, Baroque & Classical Series...

 

Từ năm 2007 Dàn nhạc tổ chức Chùm nhạc giao hưởng Mahler (Mahler Cycle) giới thiệu 10 bản giao hưởng của nhạc sĩ Gustav Mahler và từ năm 2009 Dàn nhạc tổ chức Chùm nhạc giao hưởng Beethoven (Beethoven Cycle) gồm 9 bản giao hưởng.

 

HỢP TÁC QUỐC TẾ

 

Tháng 9/2000 Dàn nhạc lưu diễn lần đầu tiên ở nước ngoài với nhạc trưởng Y.Fukumura tại 4 thành phố lớn của Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Quảng Tây. Tháng 9/2003 Dàn nhạc lưu diễn ở Lào và Thái Lan với nhạc trưởng Graham Sutcliffe. Tháng 10/2003, Dàn nhạc lưu diễn ở Nam Ninh, Trung Quốc cùng nhạc trưởng Colin Metters và tháng 10/2004 Dàn nhạc biểu diễn tại Osaka và Tokyo, Nhật Bản với nhạc trưởng Tetsuji Honna trong liên hoan âm nhạc Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á. Đặc biệt, tháng 5/2008, một lần nữa dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Tetsuji Honna, VNSO đã tham dự Festival âm nhạc cổ điển “Những ngày nhiệt huyết 2008” được tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản , một liên hoan âm nhạc có tới hơn 1.000.000 người tham dự. VNSO đã biểu diễn 5 buổi biểu diễn trước hơn 12.000 thính giả yêu thích âm nhạc cổ điển. Đặc biệt là buổi biểu diễn ngày 03/05/2008 có một số lượng khán giả đông kỷ lục là hơn 4.300 người vào xem. Chương trình biểu diễn của dàn nhạc được đánh giá là rất thành công, được giới phê bình âm nhạc và đồng nghiệp đánh giá cao, cho thấy sự tiến bộ của dàn nhạc trong quá trình phát triển từng bước đạt tới trình độ khu vực và quốc tế.

(Nguồn: wikiperdia)

 

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Thắng lợi của tình yêu Tổ quốc

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
4 + 4 =