You are here

Những vì tinh tú

Tác giả: 
Ngô Quốc Tính
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGÔ QUỐC TÍNH

 

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính sinh ngày 10 tháng 8 năm 1943, quê quán: Bình Lục, Hà Nam. Nguyên chỉ huy dàn nhạc Đoàn Chèo, rồi Đoàn Ca Múa Kịch Ninh Bình, nguyên biên tập viên Nhà xuất bản Âm nhạc DIHAVINA, nguyên Chánh Văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hiện nay ông đã nghỉ h­ưu.

Từ 1962 – 1965, ông học vẽ tại trường Mỹ Thuật Hà Nội. Từ 1974 - 1979, ông học khoa sáng tác hệ Đại học chính quy Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông đã đi sáng tác và biểu diễn ở chiến trường B và C trên 1 năm (1970 - 1971). Ông dã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam cử đi dự trại sáng tác khí nhạc Ivanovo (Liên Xô cũ năm 1986). Ông đã tham gia giảng dạy môn sáng tác nhạc tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ông còn là Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội.

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính có một tuổi thơ gian nan, lận đận. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học không đậu ông đã đi đạp xích lô, làm cấp dưỡng, làm mẫu vẽ, kiếm kế sinh nhai đuổi đeo nghệ thuật. Bằng nghị lực và sự đam mê, sau gần 50 năm ông đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sáng tạo nghệ thuật.

Năm 21 tuổi có ca khúc đầu tiên của ông được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam: Niềm vui cô thợ dệt. Từ đó đến nay ông đã viết trên 500 ca khúc, nhiều tác phẩm khí nhạc, một số kịch bản kịch hát và viết nhạc cho trên 100 vở diễn kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca...

Âm nhạc Ngô Quốc Tính thấm đượm tinh hoa âm nhạc dân tộc, khúc triết, giàu ca tính, dày công tìm tòi sáng tạo, nhất là trong khí nhạc. Những tác phẩm tiêu biểu: Ca khúc: Trên công tr­ờng rộn tiếng ca (1973). Đài Truyền hình KT số VTC chọn vào chuyên mục “Còn mãi với thời gian”, Hương hồi Xứ Lạng (1982). Bài hát truyền thống của tỉnh Lạng Sơn, Tiếng ru trong ánh điện sông Đà (1982)- Giải Nhì, không có giải Nhất, cuộc thi sáng tác ca khúc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 1982, Như chùm hoa biển (1985) - Giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về tình hữu nghị Việt - Xô do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội hữu nghị Việt - Xô và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 1985,Mai em 17 (1992) - Giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc cho lứa tuổi học trò do Báo Hoa học trò và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 1992, Một miền quê huyền diệu (1995) - Giải Nhì giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995, Lẽ tự nhiên (1997) - Giải Nhì giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997, Biên giới tình ta (1999) - Giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài Biên phòng do Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức 1999,Dòng trăng lúng liếng (2007) - Giải Nhất ca khúc nghệ thuật giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2009.

Về hợp xư­ớng ông có các tác phẩm như: Theo chân Bác (lời trích thơ Tố Hữu, 3 chư­ơng), Đôi cánh Điện Biên (lời Nguyễn Trọng Tạo và Ngô Quốc Tính, 4 ch­ương 1984), Phật tích (4 chương, 2007 - 2008) - Giải nhì thể loại thanh xướng kịch - hợp xướng, giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2010.

Vể nhạc không lời các tác phẩm tiêu biểu như: Một góc quê hương (7 Pre’ludes) (1975 – 1976), Biến tấu cho Violon, Cello và bộ gõ (1976 – 1977), Giao hưởng thơ Ánh mắt mùa xuân (1977 – 1978), Độc tấu đàn Bầu Xuý Vân (1986), Ballade SymphoniqueHuyền tích Trường Sơn(1995). Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam biểu diễn - Giải Nhì thể loại giao hưởng giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1995, Ballet Huyền tích Trường Sơn (1997) (chuyển thể từ Ballade Symphonique cùng tên. Kịch bản Ngô Quốc Tính – Bằng Thịnh), đạo diễn NSƯT Bằng Thịnh; Nhà hát Nhạc Vũ kịch biểu diễn. Giải đặc biệt thể loại Ballet giao hưởng, giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1997, Giải Nhất giải thưởng Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Giải Nhì thể loại Ballet giao hưởng, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật về đề tài lực lượng Vũ trang - Chiến tranh Cách mạng và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (1994 - 1999) do Bộ Quốc phòng trao tặng, Tổ khúc giao hưởng 3 chương Những vì tinh tú.

Các kịch bản và âm nhạc cho sân khấu mà ông đã viết có các kịch bản kịch hát dài trọn đêm: Tôi chưa chết được, Chuyện đúc người, Hri xanh, Nàng Nhũ hương, Cung đàn Liêu - Hạc... viết nhạc cho các vở diễn: Cây cung Thần (Đoàn Chèo Hà Nội),Dệt những mùa xuân (Nhà hát Chèo Việt Nam), Lời thề thứ 9 (Đoàn kịch Quân đội, Nhà hát Tuổi trẻ...) Nàng Si - ta (Đoàn Dân ca bài chòi Quảng Nam - Đà Nẵng), Ôtenlô (Nhà hát tuồng Việt Nam)...

Ông đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Ngô Quốc Tính kèm theo băng Cassette (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và NXB Âm nhạc DIHAVINA), 2 CD ca khúc, 2 CD giao hưởng, DVD Ballet Huyền tích Trường Sơn.

Ông đã được tặng thưởng : Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huy chương ”Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam”, ”Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam” cùng nhiều bằng khen của các ngành, các địa phương.

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012.

Thể hiện: 
VNSO
Thông tin thêm: 

 

DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

 

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam(tên tiếng Anh:Vietnam National Symphony Orchestra (VNSO)) thành lập từ năm 1959. Tuy nhiên trong thời gian chiến tranh Dàn nhạc phải tạm thời chia nhỏ ra để hoạt động và mãi đến năm 1984 mới được thành lập lại với tên gọi như hiện nay. Từ đó trở đi Dàn nhạc đạt được những bước tiến quan trọng, nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách thường xuyên mời chỉ huy và các nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng trên thế giới đến làm việc với Dàn nhạc. Tương lai của Dàn nhạc sẽ là tương lai của cả cộng đồng âm nhạc Việt Nam nói chung.

 

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

 

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ngày nay bao gồm các nghệ sĩ chuyên nghiệp dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng chính Tetsuji Honna, ông cũng là Giám đốc âm nhạc của Dàn nhạc. Dàn nhạc biểu diễn khoảng 60 buổi hoà nhạc một năm, với vốn tiết mục gồm các tác phẩm nhạc cổ điển, lãng mạn và hiện đại trong đó có nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam đương đại. Những tiến bộ trong kỹ thuật biểu diễn của dàn nhạc được khán giả, giới báo chí, giới phê bình âm nhạc và đồng nghiệp ở Việt Nam đánh giá cao.

 

PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU

 

Đại diện cho giới âm nhạc ở Việt Nam, VNSO tổ chức và tham gia vào nhiều sự kiên quan trọng. Năm 2003, Dàn nhạc tổ chức nhiều buổi hoà nhạc lớn kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời kỷ niệm Năm giao lưu ASEAN-Nhật Bản. Tháng 3/2003, Dàn nhạc Giao hưởng Osaka tới thăm Việt Nam và phối hợp biểu diễn với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội.Tháng 3/2005, VNSO và Dàn nhạc thính phòng Tubingen của Đức cùng nhạc trưởng Gudni A. Emilsson biểu diễn chương trình hoà nhạc do Viện Goethe tài trợ. Những năm gần đây, Dàn nhạc phối hợp tổ chức nhiều buổi hoà nhạc và sự kiện với Đại sứ quán Nhật Bản, Đại sứ quánHà Lan, Đại sứ quán Áo, Đại sứ quán Đức và Viện Goethe, Trung tâm văn hoá Pháp..., thể hiện vai trò quan trọng của Dàn nhạc trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Từ năm 2005, Dàn nhạc xây dựng kế hoạch biểu diễn trước một năm và phát hành cuốn mùa diễn hàng năm, tổ chức các chương trình hoà nhạc đặt vé trước, hoà nhạc đặc biệt và nhiều chương trình hoà nhạc khác tại Nhà hát lớn Hà Nội và Phòng hoà nhạc 226 Cầu Giấy, phối hợp cùng Trung tâm văn hoá Pháp tổ chức các chùm hoà nhạc MozartCycle, Baroque & Classical Series...

Từ năm 2007 Dàn nhạc tổ chức Chùm nhạc giao hưởng Mahler (Mahler Cycle) giới thiệu 10 bản giao hưởng của nhạc sĩ Gustav Mahler và từ năm 2009 Dàn nhạc tổ chức Chùm nhạc giao hưởng Beethoven (Beethoven Cycle) gồm chín bản giao hưởng.

 

BIỂU DIỄN NƯỚC NGOÀI

 

Tháng 9/2000 Dàn nhạc lưu diễn lần đầu tiên ở nước ngoài với nhạc trưởng Fukumura Yoshikazu tại 4 thành phố lớn của Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu vàQuảng Tây. Tháng 9/2003 Dàn nhạc lưu diễn ở Lào và Thái Lan với nhạc trưởng Graham Sutcliffe. Tháng 10/2003, Dàn nhạc lưu diễn ở Nam Ninh, Trung Quốc cùng nhạc trưởng Colin Metters và tháng 10/2004 Dàn nhạc biểu diễn tại Osaka và Tokyo, Nhật Bản với nhạc trưởng Tetsuji Honna trong liên hoan âm nhạc Tuần lễ các dàn nhạc Châu Á. Đặc biệt, tháng 5/2008, một lần nữa dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Tetsuji Honna, VNSO đã tham dự Festival âm nhạc cổ điển "Những ngày nhiệt huyết 2008" được tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản, một liên hoan âm nhạc có tới hơn 1.000.000 người tham dự. VNSO đã biểu diễn 5 buổi biểu diễn trước hơn 12.000 thính giả yêu thích âm nhạc cổ điển. Đặc biệt là buổi biểu diễn ngày 03/05/2008 có một số lượng khán giả đông kỷ lục là hơn 4.300 người vào xem. Chương trình biểu diễn của dàn nhạc được đánh giá là rất thành công, được giới phê bình âm nhạc và đồng nghiệp đánh giá cao, cho thấy sự tiến bộ của dàn nhạc trong quá trình phát triển từng bước đạt tới trình độ khu vực và quốc tế.

 

 

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Những vì tinh tú

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
2 + 9 =