You are here

Những cô gái phương Nam

Tác giả: 
Nguyễn Thị Nhung
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGUYỄN THỊ NHUNG

 

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung sinh ngày 16 tháng 8 năm 1936 tại Hà Nội. Nguyên là Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). 

SỰ NGHIỆP

 

Trong Kháng chiến chống Pháp, bà tham gia hoạt động trong Đội Văn nghệ học sinh Nguyễn Huệ, Đội Văn nghệ Khu Học xá Trung ương, dự Đại hội Văn công toàn quốc năm 1954 trong Đội Văn nghệ học sinh Sư phạm. Sau khi tốt nghiệp Trường Âm nhạc Việt Nam (1968), đi tu nghiệp ở Nhạc viện Quốc gia Bulgarie (chương trình trên Đại học và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (1969-1972). Là giảng viên lâu năm của Nhạc viện Hà Nội, Phó Giáo sư, Chủ nhiệm Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy, Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhạc viện Hà Nội. Cho đến nay, khi đã nghỉ hưu, bà vẫn tiếp tục đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên âm nhạc

 

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

 

Khí nhạc: Đau thương và phẫn nộ, Quê mẹ, Vũ khúc (viết cho piano), hai thơ giao hưởng Nữ anh hùng miền Nam và Khát vọng, Tổ khúc giao hưởng Khúc hát sớm mai, Ballade viết cho violon, basson và piano Huyền thoại Mẹ (Giải Ba Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1996)…

Thanh nhạc: Tuyển chọn ca khúc Bâng khuâng.

Những công trình nghiên cứu lý luận: Nhạc khí gõ và trống đế trong Chèo truyền thống (Nxb.Âm nhạc, 1979), Hình thức âm nhạc (Nxb. Âm nhạc, 1991), Thể loại âm nhạc (Nxb.Âm nhạc và Nhạc viện Hà Nội, 1996) và nhiều tiểu luận, biên khảo, bài báo…

 

TẶNG THƯỞNG

 

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung đã được tặng thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001), Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy hiệu Chiến sĩ văn hóa, cùng nhiều huy chương và giải thưởng khác…

Thể hiện: 
Khắc Huề - Nguyệt Minh
Thông tin thêm: 

 

KHẮC HUỀ (VIOLON)

 

Ông tên là Nguyễn Khắc Huề, sinh ngày 19 tháng 12 năm 1944. Quê ở Kim Động, Hưng Yên. Ông là nghệ sĩ độc tấu Violon xuất sắc.

 

SỰ NGHIỆP

 

Năm 1963 đến 1978, ông công tác tại Nhà hát Giao hưởng Việt Nam. Từ 1978 đến 1982, ông là thực tập sinh tại Nhạc viện Budapest, Hungari. Năm 1982 ông lại trở về Nhà hát Nhạc Vũ Kịch. Từ 1988, ông thành lập Câu lạc bộ “Khúc hát trữ tình”, duy trì biểu diễn liên tục gần 20 năm nay tại trụ sở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

 

TÁC PHẨM - GIẢI THƯỞNG

 

Ông là nghệ sĩ độc tấu Violon, tham gia nhiều chương trình khác nhau, được phong tặng danh hiệu Nghê sĩ Ưu tú từ năm 1984, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba.
Ông tham gia biểu diễn nhiều chương trình cổ điển, nhạc thính phòng và giao hưởng. Đã đi biểu diễn xung kích tới các chiến trường thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ông viết Biến tấu 7 dân ca cho Violon và thu thanh nhiều tác phẩm Việt Nam. Được nhiều Huy chương Vàng từ những năm 1963 trở đi với các tác phẩm Việt Nam như Tây Nguyên chiến thắng (Nguyễn Văn Thương), Biến tấu trống cơm (Đỗ Nhuận), Bài ca chim ưng (Đàm Linh), tứ tấu Nắng quê hương (Hồng Đăng), Vũ khúc Tây Nguyên (Hoàng Đạm), Quê hương (Lưu Cầu), Trỗi dậy (Nguyễn Văn Nam), Đường về thôn (Đào Việt Hưng).

 

NGUYỆT MINH (PIANO)

 

Nghệ sĩ Piano Tôn Nữ Nguyệt Minh sinh ra trong một gia đình dòng dõi hoàng tộc lớn ở cung đình Huế. Ông nội là nhà nho, giữ chức Thượng thư trong triều đình. Bố là giáo sư Tôn Thất Hoạt, chuyên gia nhãn khoa hàng đầu Việt Nam, cùng thời với giáo sư Tôn Thất Tùng và Đặng Văn Ngữ. Tôn Nữ Nguyệt Minh có anh trai Tôn Thất Triêm và chị gái Tôn Nữ Y Lan đều là những nghệ sĩ Piano hàng đầu Việt Nam.

 

SỰ NGHIỆP

 

Tôn Nữ Nguyệt Minh học Piano từ nhỏ, dưới sự hướng dẫn của mẹ là Vũ Thị Hiền, một trong những người dạy Piano đầu tiên của Việt Nam.

 

Từ năm 1974-1984: Học nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Moscow dưới sự hướng dẫn của các giáo sư danh tiếng như Jakov Flier, S.Aluminan và Taniana Nikolajeva.

 

Nghệ sĩ Piano Tôn Nữ Nguyệt Minh biểu diễn thành công trên 20 nước trên thế giới: Đức, Pháp, Italia, Thụy Sĩ, Phần Lan, Nga, Ucraina, Tiệp, Slovak, Hungary, Bungary, Litva, Armenia, Azerbaijan, Cuba, Mông cổ, Thái Lan, Inđônêsia… Từ năm 1985 Nghệ sĩ piano Tôn Nữ Nguyệt Minh giảng dạy tại Đại học Âm nhạc Hans Eisrlin (Berlin, Đức) và được G.Romeu - chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Havana đánh giá: “Nguyệt Minh là nghệ sĩ hết sức tài năng. Chị để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Cuba và những người yêu nhạc thế giới..”.

 

THÀNH TỰU VÀ GIẢI THƯỞNG

 

1974: Bằng khen danh dự tại cuộc thi piano Tchaikovsky ở Moscow - Nga.
1980: Giải ba tại cuộc so tài B.Smetana ở Tiệp Khắc.
1982: Huy chương bạc cuộc thi Viotti ở Ý.
1984: Giải nhì tại cuộc thi Piano Neglia ở Ý.
Nghệ sĩ Nguyệt Minh biểu diễn thành công tại hơn 20 nước trên thế giới. Chị cũng đã thu âm rất nhiều chương trình truyền hình, phát thanh và CD. Nhạc sĩ nổi tiếng của Đức Kurt Schwaen đã sáng tác tặng riêng chị tác phẩm Concerto Việt Nam và nhiều tác phẩm dành cho piano khác.

Thể loại: 
Những cô gái phương Nam

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
2 + 4 =