You are here

Ngày hội non sông

Tác giả: 
Ngọc Phan
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGỌC PHAN

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Ngọc Phan, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1938, nguyên quán Kiến An, Hải Phòng. Hiện ông đã nghỉ hưu và cư trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ông là một trong những nghệ sĩ chơi sáo điêu luyện và nổi tiếng. Năm 1956, ông học Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1991). Từ năm 1962 đến 1985, ông được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, bạc qua các thời kỳ hội diễn toàn quốc.

Từ năm 1959 đến nay, ông tham gia giảng dạy đào tạo nhiều thế hệ biểu diễn sáo trúc tại Nhạc viện Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, các đoàn văn công và nhiều công nhân, bộ đội, học sinh, sinh viên Hà Nội và các tỉnh.

Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm cho sáo trúc, nhị và các nhạc cụ dân tộc, trong đó có Lý hoài nam, Cánh chim chuyền, Cánh chim hòa bình, Ngày hội non sông, Tiếng sáo bản Mèo, Én lạc trên mây, Tiếng sáo quê hương, Gọi trăng, Mùa xuân biên phòng… nhạc cho sân khấu Chèo, Cải lương.

Âm nhạc của ông có giai điệu phóng khoáng, trữ tình, giàu âm hưởng dân gian. Ông còn viết một số giáo trình, bài tập cho sáo trúc, và một công trình tổng kết về kỹ thuật sáo trúc 10 lỗ.

Ông đã được tặng thưởng: danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (1984), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Phát thanh và nhiều Huy chương Vàng, Bạc cho biểu diễn sáo trúc trong các Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

Thể hiện: 
Ngọc Phan (Sáo trúc)
Thông tin thêm: 

 

NGỌC PHAN (SÁO TRÚC)

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Ngọc Phan, sinh ngày 10 tháng 1 năm 1938, nguyên quán Kiến An, Hải Phòng. Hiện ông đã nghỉ hưu và cư trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ông là một trong những nghệ sĩ chơi sáo điêu luyện và nổi tiếng. Năm 1956, ông học Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu (1991). Từ năm 1962 đến 1985, ông được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, bạc qua các thời kỳ hội diễn toàn quốc.

Từ năm 1959 đến nay, ông tham gia giảng dạy đào tạo nhiều thế hệ biểu diễn sáo trúc tại Nhạc viện Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, các đoàn văn công và nhiều công nhân, bộ đội, học sinh, sinh viên Hà Nội và các tỉnh.

Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm cho sáo trúc, nhị và các nhạc cụ dân tộc, trong đó có Lý hoài nam, Cánh chim chuyền, Cánh chim hòa bình, Ngày hội non sông, Tiếng sáo bản Mèo, Én lạc trên mây, Tiếng sáo quê hương, Gọi trăng, Mùa xuân biên phòng… nhạc cho sân khấu Chèo, Cải lương.

Âm nhạc của ông có giai điệu phóng khoáng, trữ tình, giàu âm hưởng dân gian. Ông còn viết một số giáo trình, bài tập cho sáo trúc, và một công trình tổng kết về kỹ thuật sáo trúc 10 lỗ.

Ông đã được tặng thưởng: danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (1984), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Phát thanh và nhiều Huy chương Vàng, Bạc cho biểu diễn sáo trúc trong các Hội diễn Nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Ngày hội non sông

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
9 + 10 =