You are here

Lâu đài và hạnh phúc

Tác giả: 
Đàm Linh
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

ĐÀM LINH

 

Nhạc sĩ Đàm Linh sinh năm 1932 tại Hoà An, Cao Bằng. Ông công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam; là hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam; nguyên Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III và khoá IV.

 

SỰ NGHIỆP

 

Đàm Linh tham gia hoạt động âm nhạc trong Đội Tuyên truyền Võ trang Liên khu X, vừa chỉ huy chiến đấu vừa sáng tác, dàn dựng biểu diễn từ năm 1947. Sau đó, ông trở thành chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Văn công E.148 Tây Bắc.

 

Hoà bình lập lại, Đàm Linh tiếp tục chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Văn công Quân khu Tây Bắc. Từ 1960 đến 1964, ông tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Tchaikovsky, Moscou. Sau khi làm chuyên gia âm nhạc tại Lào, từ 1967 đến 1969, Đàm Linh lại tiếp tục học và tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky. Từ 1969, ông công tác ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và là Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, khoá IV. Vừa làm công tác Hội, Đàm Linh vừa tham gia đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ và dàn dựng chỉ huy nhiều tác phẩm giao hưởng, khí nhạc.

 

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

 

  • Sonate cho violon và piano (1962)
  • Trio cho đàn dây và piano (1963)
  • Giao hưởng Tấm Cám (1964)
  • Thanh xướng kịch Nguyễn Văn Trỗi
  • Đại hợp xướng Trường ca Việt Nam (1970)
  • Giao hưởng thơ: Những cánh bay (1970)
  • Thơ múa: Những người đi săn (1972)
  • Rhapsodie Chim ưng cho violon và dàn nhạc (1972)...

 

GIẢI THƯỞNG

 

  • Tổ khúc giao hưởng số 1 A Phủ - Giải nhất chuyên ngành Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1993
  • Giao hưởng ballade Đội cận vệ bất diệt - Giải A Bộ Quốc phòng năm 1994
  • Tổ khúc giao hưởng Điện Biên - Giải nhất chuyên ngành Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1994
  • Hoà tấu Thăng Long(violon và dàn nhạc) - Giải nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995
  • Giao hưởng không đề - Giải nhì (không có giải nhất) Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1996.
  • Ngoài ra, ông còn viết nhiều nhạc múa, nhạc sân khấu, nhạc phim (được một số giải riêng nhạc phim) và là tác giả của ca khúc Gang thép ra quân.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001
  • Ngoài ra còn đoạt nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Bộ Quốc phòng.

 

 

Thể hiện: 
Khắc Huề - Lê Hiệp
Thông tin thêm: 

 

KHẮC HUỀ (VIOLON)

 

Nghệ sĩ Khắc Huề sinh năm 1944, tốt nghiệp khoa Vĩ cầm tại Nhạc viện Hà Nội, sau đó tu nghiệp tại Hungary. Trước đây, ông thường diễn tấu vĩ cầm tại Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông là nghệ sĩ violon đầu tiên của Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSƯT (1984). 

NSƯT Khắc Huề đến với violon từ những năm 60 của thế kỉ trước. Đến năm 1980, khi đi học ở Hungary về, ông mới bắt đầu đến với con đường chỉ đạo nghệ thuật. Thời ấy, với mong muốn để cán bộ, diễn viên của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam có đời sống khá hơn trong thời buổi bao cấp đầy khó khăn, ông đã quyết định thành lập một đội biểu diễn với nhiều tiết mục như đơn ca, tốp ca, những bài dân ca quan họ, bài hát truyền thống dân tộc và cả những bài hát nước ngoài nổi tiếng để đi biểu diễn ở khắp Bắc, Trung, Nam.

Hiện nay, cùng với công việc chỉ đạo nghệ thuật cho mỗi chương trình cuối tuần; hàng ngày, cũng chính tại căn phòng nhỏ này, chỉ với 1 chiếc ghế, 1 cây đàn violon và giá để bản nhạc, nghệ sĩ Khắc Huề đều đặn sáng tác và dạy đàn cho khoảng 30 học sinh của mình. 

Với niềm đam mê nghệ thuật và mong muốn được chia sẻ niềm hứng thú chơi đàn violon đến với nhiều người, nên dù đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, NSƯT Khắc Huề vẫn ngày ngày miệt mài vừa biểu diễn, vừa nghiên cứu tổ chức ra những đem nhạc trữ tình hấp dẫn để phục vụ công chúng yêu nhạc Thủ đô.

 

LÊ HIỆP (PIANO)

 

Ban biên tập Website Hội nhạc sĩ Việt Nam đang tiếp tục cập nhật thông tin nghệ sĩ Piano Lê Hiệp.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Lâu đài và hạnh phúc

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
7 + 12 =