You are here

Biển ru

Tác giả: 
Nguyễn Đình Tấn
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

NGUYỄN ĐÌNH TẤN

 

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn còn có bút danh khác là Trung Chính, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1930, quê ở Kiến An, Hải Phòng, công tác ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông đã mất năm 2002.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Tấn đến với âm nhạc từ năm 1950 khi ông vào bộ đội. Trước đó, ông đã từng làm thợ chiếu bóng, thợ vẽ bản đồ, thợ máy nổ. Những năm công tác trong Đoàn II Văn công Tổng cục Chính trị, ông đã tham gia sáng tác và chỉ huy dàn nhạc. Năm 1960, ông được cử đi học âm nhạc tại Khoa Sáng tác Nhạc viện Tchaikovsky, Matxcơva (Liên Xô cũ), và sau đó về công tác tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ngoài việc sáng tác khí nhạc là sở trường, ông còn viết ca khúc, hợp xướng, nhạc kịch nhỏ, viết phần nhạc cho nhiều bộ phim truyện và tài liệu. Ông còn là một nhà sư phạm tham gia giảng dạy và đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ.

Đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Đình Tấn và Album.

Các tác phẩm chính: khí nhạc: giao hưởng thơ Êmili, con!; cantate Thế hệ Hồ Chí Minh, thế hệ anh hùng; biến tấu cho cello và piano Cô gái giả dại; ouverture Thắng lợi của tình yêu Tổ quốc, Tiếng đàn Y Đăm; tứ tấu đàn dâyCánh chim không mỏi; tổ khúc giao hưởng Lửa thử vàng; giao hưởng Cây đuốc sống; kịch nhạc Tiếng hát xanh;hợp xướng Toàn thắng về ta, Đôi cánh diệu kỳ;và khúc Lời thề sắt son, Tôi lắng nghe sông Đà gọi Thác Bà, Những bông hoa trong vườn Bác (thơ Hải Như).

Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật đợt I (2001) và nhiều giải thưởng âm nhạc khác.

Thể hiện: 
Nhóm nghệ sĩ
Thông tin thêm: 

 

HOÀNG MY (PIANO)

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Hoàng My, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1941, nguyên quán Hà Nội. Ông đã mất năm 1990.

Ông nguyên công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, là người đã được đào tạo chơi Piano từ nhỏ, kỹ thuật điêu luyện, thông minh và có bản sắc.

Là nghệ sĩ độc tấu đàn Piano, ông đã biểu diễn thành công trên sân khấu trong và ngoài nước nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của thế giới và Việt Nam. Là người đệm đàn xuất sắc cho nhiều tác phẩm đơn ca, độc tấu nhạc cụ, có nhiều sáng tạo trong viết phần đệm cho đàn Piano.

Ông cũng đã viết một số tác phẩm cho đàn Piano, dàn dựng và chỉ đạo một số chương trình biểu diễn âm nhạc. Ông mất đột ngột vì một tai nạn trong chuyến lưu diễn cùng Đoàn Nghệ thuật Việt Nam trên sân khấu Bình Nhưỡng – Triều Tiên. Ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

 

BÙI GIA TƯỜNG (CELLO)

 

Ông sinh ngày 1 tháng 7 năm 1937, nguyên quán Hà Nội. Ông là Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân, nguyên là Ủy viên Thư ký Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thông tin. Ông đã nghỉ hưu, hiện cư trú tại Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky, Matxcơva (Liên Xô cũ), ông đã liên tục giảng dạy hơn 20 năm bộ môn đàn Violoncelle tại Nhạc viện Hà Nội.

Đến năm 1987, ông chuyển sang công tác tại Cục Âm nhạc và Múa (nay là Cục Nghệ thuật biểu diễn), Bộ Văn hóa - Thông tin, ông đã đào tạo nhiều lớp nghệ sĩ đàn Violoncelle, sau này có nhiều người thành đạt, trở thành nghệ sĩ nổi tiếng. Ông được Nhà nước phong học hàm Phó Giáo sư năm 1980 và Giáo sư (cấp II) năm 1992.

Là nghệ sĩ độc tấu đàn Violoncelle nổi tiếng của Việt Nam, ông đã thể hiện thành công nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ Việt Nam và nước ngoài, trong đó có nhiều tác phẩm quy mô lớn như concerto, sonate, biểu diễn độc tấu cùng Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Hà Nội, Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, và đã di biểu diễn tại Phần Lan, Liên Xô (cũ), Bulgarie, Hungarie, Tiệp Khắc (cũ).

Ông đã hai lần được mời làm Giám khảo bộ môn đàn Violoncelle tại Cuộc thi Âm nhạc quốc tế mang tên P.I. Tchaikovsky tại Matxcơva năm 1982 và 1986.

Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2001.

 

BÍCH NGỌC (VIOLON)

 

Cố Giáo sư Nguyễn Bích Ngọc sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng có truyền thống hiếu học. Ông được xem là người đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp đào tạo Violin ở Việt Nam, nhưng bản thân ông lại tiếp xúc với cây đàn này khá trễ. Ông sinh năm 1940 ở tỉnh Bình Định, năm 14 tuổi tập kết ra Bắc theo Đoàn Văn công Liên khu V và là diễn viên múa nhỏ tuổi nhất đoàn. 

Tuy là diễn viên múa nhưng ông có một tình yêu lớn đối với âm nhạc, đặc biệt là cây đàn Violin, thuở nhỏ ông đã mua sách để tự học nhạc lý và khám phá thế giới âm nhạc. Người thầy Violin đầu tiên của ông chính là nhạc công Ngụy Zoách (người Hoa) cùng đoàn. Mỗi lần dàn nhạc của đoàn nghỉ giải lao giữa buổi tập, ông thường tranh thủ mượn đàn của nhạc công Ngụy Zoách để “tập ké”. Lãnh đạo đoàn thấy Bích Ngọc rất đam mê với Violin nên cho phép học thêm cây đàn này, nhưng với điều kiện là phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diễn viên múa của mình. Tình yêu với cây Violin lớn dần trong tâm hồn ông và chỉ chờ thời cơ là bộc lộ. 

Khoảng năm 1958 có chuyên gia Liên Xô sang dạy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Bích Ngọc may mắn là một trong những người được chọn về học với chuyên gia. Và cũng từ dịp này mà ông đã thể hiện năng khiếu và tố chất đặc biệt về violin của mình. Hai năm sau ông được cử sang học ở Nhạc viện Tchaikovsky. Tốt nghiệp đại học năm 1966, ông về nước giảng dạy, đến cuối năm 1967 ông trở lại Nhạc viện Tchaikovsky để học nghiên cứu sinh. Năm 1970 tốt nghiệp, trở về giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia cho đến năm 1990 thì chuyển về giảng dạy tại Nhạc viện TP.HCM cho đến lúc qua đời (1999). 

Ông là người có tâm với sự nghiệp đào tạo, năm 1970 trở về nước, dù nhận được lời mời về làm solist cho Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng Nhạc Vũ kịch (thời đó chế độ lương và bồi dưỡng cho solist rất cao) nhưng ông lại chọn môi trường giảng dạy để làm người “đưa đò” cho những tài năng triển vọng Violin. 

Hơn 30 năm làm công tác giảng dạy, ông đã đào tạo nhiều thế hệ Violin tài năng với những nghệ sĩ như Bùi Công Thành, Khắc Hoan, Tăng Thành Nam... và những người trở thành trụ cột giảng dạy violin hiện nay như GS-TS-NSƯT Ngô Văn Thành, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia, nghệ sĩ Châu Sơn, trưởng Khoa Dây Học viện Âm nhạc Quốc gia... 

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo, GS Bích Ngọc đã được Nhà nước tặng danh hiệu Giáo sư, Nghệ sĩ ưu tú và Huân chương lao động hạng Nhì. 

0:00
0:00
Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Biển ru

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
9 + 0 =