You are here

Bạch Đằng giang

Tác giả: 
Lưu Hữu Phước
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

LƯU HỮU PHƯỚC

 

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921, quê ở Cần Thơ, Hậu Giang. Nguyên Giáo sư, Viện trưởng Viện Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Tuyên truyền và Văn hóa trong Chính phủ lâm thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Ông là thành viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1957), Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhiệm kỳ I (1957-1963).

Có thể nói, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam, đặc biệt sở trường về thể loại hành khúc. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Bạch Đằng Giang (lời Mai Văn Bộ – Nguyễn Thành Nguyên, 1940) là ca khúc nổi tiếng mở đầu cho hàng loạt bài hát yêu nước và cách mạng của ông sau này.

Ông là một trong những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên sử dụng thể loại hành khúc để thức tỉnh, kêu gọi thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Xếp bút nghiên, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên… là tiền đề cho những ca khúc của ông trong Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Tuổi hai mươi, Xuống đường, Giải phóng miền Nam, Bài ca Giải phóng quân, Thanh niên ba sẵn sàng, Hành khúc giải phóng, Tiến về Sài Gòn…

Ông còn là một trong những nhạc sĩ đầu tiên sáng tác những ca cảnh như: Con thỏ ngọc (lời thơ Mai Văn Bộ), Diệt sói lang(kịch bản Nguyễn Mộng Ngọc), Hội nghị Diên Hồng (lời Huỳnh Văn Tiểng), chính là tiền đề cho nhiều ca kịch quy mô vừa và lớn sau này của Việt Nam, trong đó có vở ca kịch Bông sen (viết cùng Hoàng Việt). Ông là một trong những nhạc sĩ có nhiều tác phẩm mang tính nhân dân rõ rệt. Chủ đề về thanh niên, Tổ quốc, lịch sử thấm đượm trong mọi sáng tác của ông. Ông là tác giả của những chính ca xuất sắc, có giá trị lịch sử, như Lãnh tụ ca, Hồn tử sĩ,đặc biệt là bài Giải phóng miền Nam, kể cả bài Tiếng gọi thanh niên (một thời trước năm 1975 chính quyền Sài Gòn đã lấy nhạc, đổi lời, để làm cái gọi là “quốc ca” của họ). Với ông, âm nhạc là một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.

Ông vừa sáng tác âm nhạc, vừa tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, chăm sóc, tuyên truyền giáo dục âm nhạc cho thế hệ trẻ. Những tác phẩm thuộc thể loại khác nhau của ông, tuy không nhiều, như các bài hát thiếu nhi Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, hợp xướng Đông Nam Á châu, nhạc cho kịch múa Hái hoa dâng Bác(viết cùng Vĩnh Cát), hoặc những tiểu luận, bài báo (sau này ông tập hợp trong cuốn sách Âm nhạc – một vũ khí đấu tranh) đều có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của âm nhạc Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản của ông gồm: ba Tuyển tập nhạc phẩm Lưu Hữu Phước (Nxb. Âm nhạc và Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); Tuyển chọn ca khúc Lưu Hữu Phước (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Nxb. Âm nhạc), Album Lưu Hữu Phước (DIHAVINA).

Với những đóng góp to lớn trong lịch sử âm nhạc cách mạng, ông đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưổng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt I.

Thể hiện: 
Dàn nhạc Tuổi xanh
Thông tin thêm: 

 

DÀN NHẠC TUỔI XANH

 

Ban biên tập Website Hội nhạc sĩ Việt Nam đang tiếp tục cập nhật thông tin Dàn nhạc Tuổi xanh đến quý vị khán thính giả.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Bạch Đằng giang

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
6 + 0 =