You are here

Anh vẫn hành quân

Tác giả: 
Huy Du
Thông tin thêm về Tác giả: 

 

HUY DU

 

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Huy Du, còn có bút danh là Huy Cầm, ông sinh ngày 1 tháng 12 năm 1926, quê ở Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Nhạc viện Bắc Kinh. Huy Du là nhạc sĩ quân đội, hàm Đại tá, nguyên là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III. Đại biểu Quốc hội khóa VII và VIII. Ông đã mất tháng 12/2007.

Sinh ra ở một vùng Quan họ, ngay từ nhỏ, âm nhạc dân gian đã có dấu ấn sâu đậm trong tiềm thức của ông. Thời còn đi học, ông chơi đàn violon và thổi sáo tre. Năm 1944, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc. Năm 1945, ông hoạt động trong Đội Tuyên truyền Vũ trang. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông dạy nhạc ở Trường Thiếu sinh quân Liên khu III, rồi là Trưởng đoàn Đoàn Văn công Bộ Tư lệnh Liên khu III.

Năm 1951, ông về phụ trách Trưởng đoàn Đoàn Văn công Sư đoàn 320. Suốt trong thời gian kháng chiến chống xâm lược Pháp, ông đã viết những ca khúc như Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường, Tôi yêu hòa bình, Hát nữa đi em...

Năm 1956, ông được cử đi học tại Nhạc viện Bắc Kinh. Tốt nghiệp xong, ông lại trở về quân đội. Năm 1962, ông viết bài hát Tình em (thơ Ngọc Sơn); năm 1963 - Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường), Tôi ca mãi đời anh. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chất trữ tình, trong sáng trong các ca khúc của ông mang cả tính lãng mạn cách mạng, đậm thêm màu sắc hào hùng, phóng khoáng với: Thề quyết bảo vệ Tổ quốc, Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung), Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Hoa mộc miên, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Chưa hết giặc ta chưa về, Tiếng hát pháo binh, Cùng anh tiến quân trên đường dài (lời Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Bài ca Đường 9, Đêm Trường Sơn, Bài ca bên sông Hồng...

Từ sau ngày giải phóng đất nước, dư âm của những ngày tháng hào hùng đã thể hiện trong: Đường chúng ta đi; Việt Nam ơi! ta bước tiếp; Việt Nam ơi! mùa xuân đến rồi... Rồi một loạt tình ca sau này của ông:Chiều không em (phỏng thơ Nguyễn Thụy Kha), Thương biển mùa đông, Người bộ hành và ngôi sao xanh(phỏng thơ Thế Hùng), Nhớ, Người mù hát tình ca (phỏng thơ Thế Hùng).

Ông viết tác phẩm khí nhạc không nhiều, nhưng các tác phẩm Miền Nam quê hương ta ơi! viết cho violon độc tấu, bản Kể chuyện sông Hồng viết cho piano, violon và cello, hoặc âm nhạc cho một số phim và tác phẩm sân khấu là những tác phẩm có giá trị, đáng nhớ.

Ông đã đảm nhiệm nhiều trọng trách như: Trưởng đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa III, đại biểu Quốc hội khóa VII và VIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội khóa VIII, Phó Chủ tịch Hội Việt – Trung hữu nghị.

Ông đã được nhận nhiều huân chương: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì; Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Chiến thắng hạng Nhì. Năm 2007, ông được vinh dự nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Ông đã xuất bản: tập Anh vẫn hành quân (32 bài; Nxb. Văn hóa); tập Đường chúng ta đi (66 bài; Nxb. Quân đội nhân dân); tập Khát vọng mùa xuân (10 bài; Nxb. Âm nhạc); Tuyển chọn ca khúc (12 bài; Nxb. Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ Việt Nam); Băng Audio-cassette Người mù hát tình ca (Audio Hồ Gươm); Băng Audio-cassette Chiều không em (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2000, với cụm tỏc phẩm: Bế Văn Đàn sống mói (thơ Trinh Đường), Đường chúng ta đi (thơ Xuân Sách), Anh vẫn hành quõn (thơ Trần Hữu Thang), Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách), Nổi lửa lờn em (thơ Giang Lam).

Thể hiện: 
Đinh Thìn - Dàn nhạc dân tộc
Thông tin thêm: 

 

ĐINH THÌN (SÁO TRÚC)

 

Tên khai sinh của ông là Đinh Văn Thìn, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1939, quê ở Thanh Hưng, Thanh Chương, Nghệ An, nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Đinh Thìn hoạt động âm nhạc từ rất sớm. Năm 1954, ông đã là diễn viên trong Đoàn Văn công Liên khu IV. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông công tác tại Đoàn Chèo Trung ương. Từ năm 1963 đến năm 1994, ông là nghệ sĩ độc tấu sáo ở Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Ông đã cùng với một số đồng nghiệp đi phục vụ đồng bào và chiến sĩ trong những ngày chiến tranh ác liệt. Ông đã từng đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Ông có nhiều đóng góp giá trị trong việc cải tiến kỹ thuật diễn tấu của cây sáo trúc Việt Nam.

Ngoài độc tấu sáo, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là cho sáo. Ông sáng ca khúc không nhiều, nhưng nhiều bài đã có sức phổ biến rộng. Các tác phẩm đáng chú ý:Trăng sáng quê tôi, Trên đường chiến thắng, Vui chiến thắng(độc tấu sáo), Cô gái xã viên (độc tấu đàn nhị), Trăng rằm (độc tấu đàn đáy), Mùa hoa ban nở (độc tấu khèn), Vui hội mùa (hòa tấu dàn nhạc dân tộc), Hẹn hò (độc tấu sáo Mèo), Khúc tâm tình cho đàn môi. Ca khúc Hình dáng đất Mẹ anh hùng, Trên giàn giáo giữa tầng cao, Tiếng hát Thác Bà, Hát về đất nước tôi, Cây sáo người chiến sĩ, Cội nguồn, Với tre xanh. Các giải thưởng: Giải Nhì sáng tác Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1980, Giải độc tấu sáo UNESCO năm 1980 và 1985, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương Hoàng hậu Campuchia. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.

Thể loại: 
ca khúc: 
Bản nhạc (dạng ảnh): 
Anh vẫn hành quân

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.
6 + 1 =