You are here

Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2018: Giới thiệu nhạc sĩ nghệ sĩ trong đêm diễn 25-11

Sau đây là tác giả và nghệ sĩ tham gia Chương trình hòa nhạc thính phòng vào 19 giờ 30, ngày 25/11/2018, tại Viện Pháp Hà Nội 24-26 Tràng Tiền, Hà Nội.

Nhạc sĩ và tác phẩm:

1. Mark Armanini (Canada)

Mark Armanini sinh năm 1952, học sáng tác với Elliot Weisgarber và Robert Rogers tại Đại học British Columbia. Ngoài việc sáng tác, ông hoạt động tích cực tại Hội Âm nhạc Vancouver, và tham gia một số tổ chức, là người sáng lập / nhà sản xuất của các chương trình biểu diễn của các nhạc sĩ ở Vancouver, là Chủ tịch của Vancouver Pro Musica, và Phó Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Vancouver. Các sáng tác của ông bao gồm khí nhạc, thính phòng, giọng hát và dàn nhạc.

Mark là thành viên sáng lập và là cựu Chủ tịch Hiệp hội Âm nhạc Vancouver Pro Musica. Ông làm chủ tịch hai lần, nhiệm kỳ đầu tiên của ông là từ năm 1987-1991 và nhiệm kỳ thứ hai của ông từ năm 2001 đến 2005. Ông làm Phó Chủ tịch Chương trình của Hội đồng nghệ thuật cộng đồng Vancouve trong 6 năm. Năm 2008, được Hội đồng Canada tài trợ, Mark đến Vũ Hán, Trung Quốc để nghiên cứu và sáng tác cho một loại nhạc cụ Trung Quốc là Marquis Yi, một trong những kho tàng âm nhạc Trung Quốc nổi tiếng và quan trọng.

Trong năm 2009 và 2010, với tư cách là một nhà soạn nhạc, Mark đến Amsterdam dự một hội thảo Âm nhạc liên văn hóa, nơi ông có thể học hỏi rất nhiều về sáng tác cho nhạc cụ Trung Đông.

Các tác phẩm của ông bao gồm “Spirit House” (Now Orchestra / VICO), “1000 Butterflies” (Tiến sĩ Lee và Mamiko van Horne) “Những ngón tay để tự do” (đồng sáng tác với Paul Plimley) (Blues Jazz và Blues Society) “Blues” cho Tỳ Bà (Qiu Xia He) “Mưa trong rừng” (Vivian Xia và Dàn nhạc thính phòng BC).

“Vũ điệu sắc màu” sáng tác cho Khắc Chi, Hoàng Bích và dàn nhạc thính phòng. Đây là phần đầu tiên trong bản concerto phương Tây gồm 3 phần cơ bản cho bass đàn bầu, sáo trúc và kơni. Tác phẩm tập trung vào phần giai điệu và tiếng du dương của hai đàn bầu đan xen, hòa quyện nhịp nhàng với nhịp điệu của dàn nhạc. Tác phẩm đạt cao trào về giai điệu và nhịp điệu, tạo đất cho các nghệ sĩ độc tấu tùy hứng và thể hiện sự điêu luyện của họ. Tác phẩm kết thúc bằng một nốt trầm chuẩn bị cho 2 phần cuối của tác phẩm.

2. Shai Cohen (Israel)

Tiến sĩ Shai Cohen là một nhà soạn nhạc, nhà giáo và nghệ sĩ biểu diễn nhạc jazz, nguyên Chủ tịch Liên đoàn các nhà soạn nhạc Israel và là một thành viên tích cực của ACUM (Hiệp hội các tác giả, nhà soạn nhạc và xuất bản). Ông chuyên về ngẫu hứng, nhạc điện tử và đương đại.

Cohen là Giám đốc chương trình Âm nhạc và Công nghệ tại Đại học Bar-Ilan và Giám đốc Khoa học tại “Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành về Âm nhạc và Tinh thần” (IRMaM).

Các tác phẩm của ông đã được biểu diễn tại các sự kiện, bao gồm “Liên hoan Âm nhạc Đương đại châu Á” (Nhật Bản 2003, Hàn Quốc 2009, Israel 2012, Singapore 2013, Việt Nam 2016, Đài Loan 2018); Festival Âm nhạc đương đại ISCM “Mùa thu Matxcơva” (2006); “Giải thưởng âm nhạc Aberdeen” (2011); “Festival âm nhạc mới Bowling Green” lần thứ 34 (2013); “Liên hoan Âm nhạc Israel” (2004, 2012) và được biểu diễn bởi các nghệ sĩ và dàn nhạc như Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam; Dàn nhạc Giao hưởng SNU (Hàn Quốc); Dàn nhạc đương đại Moscow (Matxcơva), các thành viên của Dàn nhạc giao hưởng BBC Scotland (Scotland); Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc quốc gia Tokyo (Nhật Bản); Tứ tấu T'ang (Singapore); Dàn nhạc mới St Andrew (Scotland); Dàn nhạc Kaprizma (Israel), các nghệ sĩ đương đại Israel, Dàn nhạc Ả Rập, Dàn nhạc giao hưởng Israel, Nhóm các nghệ sĩ độc tấu Tel-Aviv, Dàn nhạc Kibbutz Israel, Dàn nhạc giao hưởng Israel Beer-Sheva và nhiều dàn nhạc khác.

“Chuyện của những người đàn ông lớn tuổi” là tác phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ “The Old Men Admiring Themselves in the water” của nhà thơ William Butler Yeats (1904).

Tôi nghe những người già nói,

Mọi thứ thay đổi,

Và từng người một chúng ta ra đi.

Họ có bàn tay như móng vuốt, và đầu gối của họ

Bị xoắn như cây gai già

Ở các vùng biển.

Tôi nghe những người đàn ông già nói “Tất cả những thứ đó trôi đi thật đẹp”

Giống như nước chảy.

3. Erman Özdemir (Thổ Nhĩ Kỳ)

 

Erman Özdemir sinh năm 1978 tại İzmir. Ông đã học lý thuyết piano, sáng tác và âm nhạc với cha mình. Ông tốt nghiệp trường trung học âm nhạc Izmir vào năm 1995. Sau khi tốt nghiệp tại trường đại học Uludag, ông lấy bằng Thạc sĩ và nghiên cứu Tiến sĩ về sáng tác tại Đại học Ege. Hiện nay, ông giảng dạy tại Đại học Adnan Menderes.

Music for combo No.1

Tác phẩm gồm 3 phần. Phần I sáng tác một cách tự do. Giữa các đoạn có nhiều phần nghỉ. Phần thứ 2 là Waltz. Các nhạc cụ khác biểu diễn solo trên nền  piano waltz. Phần thứ 3 là theo phong cách pointillist.

4. Patiparn Jaikampan (Thái Lan)

Nhà soạn nhạc Thái Lan Patiparn Jaikampan (sinh năm 1991 tại Chiang Mai) lấy cảm hứng sáng tác từ âm nhạc từ văn học, lịch sử, triết học Phật giáo và những kinh nghiệm cá nhân của bản thân.

Anh đã nhận giải thưởng Einojuhani Rautavaara dành cho các Nghệ sĩ trẻ Thái Lan tại Cuộc thi sáng tác cho dàn nhạc giao hưởng Thanh niên. Tác phẩm của anh đã được trình diễn tại Úc, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Anh học sáng tác, viết nhạc Jazz và nhạc phim tại Khoa Âm nhạc, Đại học Payap. Anh cũng tham gia Hội thảo sáng tạo Opera tại Académie du Festival d'Aix, Pháp và các khóa học nâng cao tại Saint Petersburg, Nga.

“Vãyu” là từ tiếng Phạn có nghĩa là “gió” hoặc “không khí”. Đó là một trong bốn yếu tố vĩ đại (Mahãbhũta) trong Phật giáo. Tác phẩm này được lấy cảm hứng từ nhiều yếu tố của gió, ví dụ, các yếu tố không khí (hơi thở, dòng chảy năng lượng,...) và thiên nhiên (không khí, bão).

5. Đặng Hồng Anh (Ba Lan)

Nhạc sĩ Đặng Hồng Anh sinh năm 1969 tại Hà Nội, tốt nghiệp khoa Piano và khóa học Sáng tác lớp giáo sư A.I. Golovin trường Trung cấp Âm nhạc quốc gia mang tên Gnesin tại Matxcơva năm 1988. Tốt nghiệp đại học Sáng tác loại ưu năm 1993 và Thạc sĩ năm 1998 lớp giáo sư A.L. Larin Học viện Âm nhạc quốc gia Liên bang Nga mang tên Gnesin tại Matxcơva. Các sáng tác của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh bao gồm những tác phẩm khí nhạc viết cho độc tấu, hòa tấu, dàn nhạc giao hưởng, thanh nhạc và hợp xướng. 

Tác phẩm Tổ khúc gồm bốn chương viết cho tứ tấu dây đã được Bộ Văn hóa Liên bang Nga mua bản quyền tác giả năm 1992.

Đêm nhạc các tác phẩm của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh với sự tham gia của các nghệ sĩ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng và Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã diễn ra ngày 9/12/2012 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tác phẩm Hội đêm rằm viết cho tứ tấu dây đã được trình diễn tại Festival China - ASEAN Music Week 2013 tại thành phố Nanning - Trung Quốc.

Nhạc sĩ Đặng Hồng Anh đã tham dự nhiều Festival Âm nhạc, tại Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2014 tại Hà Nội tác giả đã giới thiệu Biến tấu dành cho piano dựa trên chất liệu dân ca H’Mông Nhớ em yêu (H’chàm ủa mái). Nhạc sĩ đã tham dự Festival Âm nhạc Việt - Mỹ 2015 tại Hà Nội và Festival Giai điệu mùa Thu 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm Capriccio Tây Nguyên viết cho dàn nhạc dây dựa trên chất liệu dân ca Tây Nguyên.

Tác phẩm Giao hưởng thơ Kiều cho dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh dựa theo kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đã được trình diễn trong năm2015 tại Nhà hát Lớn Hà Nội bởi chỉ huy người Na Uy - ông Thomas Rimul và Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam.

Scherzo “Trống cơm” viết cho Ngũ tấu piano

Bản nhạc Scherzo “Trống cơm” viết cho Ngũ tấu piano của nhạc sĩ Đặng Hồng Anh được lấy cảm hứng từ hai bài Dân ca Quan Họ Bắc Ninh “Trống cơm” và “Con nhện giăng mùng”.

Bản nhạc có cấu trúc ba phần (ABA) là cấu trúc đặc trưng cho thể loại Scherzo (lời bông đùa), mang nhiều nét của thể loại biến tấu và đôi nét của sonata allegro. 

Giai điệu “Trống cơm” vui nhộn, hài hước với tốc độ khá nhanh tương phản với giai điệu “Con nhện giăng mùng” mang tính chất trữ tình sâu lắng với tốc độ chậm rãi.                                 

Tác giả sử dụng nhịp điệu đa dạng, xen kẽ các nhịp chẵn lẻ như: 2/4, 3/4, 2/4, 5/8, 4/4, 6/4, 5/4, 4/4, 6/8, 2/4 để bản nhạc được phong phú về mặt tiết tấu.

Trong bản nhạc có sử dụng nhiều kỹ thuật mới như tiếng gõ trên hộp đàn violin, dùng nhiều  pizzicato và col legno để mô phỏng tiếng trống cơm cùng kỹ thuật gẩy dây đàn (pizzicato) trên piano để tạo âm hưởng mới và đặc biệt cho bản nhạc.

6. Morten Poulsen (Đan Mạch)

Morten Poulsen sinh ra tại Đan Mạch năm 1973 và theo học trung học và phổ thông tại thành phố Helsingør. Ở tuổi 20, Morten được nhận vào học sáng tác và lý luận tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia ở Copenhagen. Năm 1994, ông nhận chứng chỉ là nghệ sĩ chơi đàn organ nhà thờ, và đây là nghề nghiệp chính của Morten, vừa là nghệ sĩ organ, vừa là nhà văn tại nhà thờ Vestervang ở Helsingør.

Bên cạnh việc chơi organ, Morten còn là một giáo viên nhạc, một chỉ huy và nghệ sĩ piano tự do.

Là một nhà soạn nhạc, Morten chủ yếu sáng tác các tác phẩm hợp xướng và kể từ khi gia nhập Hiệp hội các nhà soạn nhạc hợp xướng Đan Mạch KomVest, ông đã làm việc với một số dàn hợp xướng xuất sắc nhất ở Đan Mạch. Ông cũng mở rộng ra quốc tế, làm việc với các dàn hợp xướng ở Đức, Hà Lan và Thụy Điển để biểu diễn các tác phẩm của mình, và năm 2014 ông đã tham dự Festival Âm nhạc Mới “Á-Âu” đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam.

Morten cũng là một thành viên của Hiệp hội các nhà soạn nhạc Đan Mạch.

Sinfonietta cho 10 nhạc cụ

Morten chủ yếu sáng tác cho hợp xướng, nhưng một vài năm trước, Morten nhận đặt hàng viết một tác phẩm mới cho dàn nhạc bán chuyên nghiệp Đan Mạch Felix, bao gồm ngũ tấu dây và ngũ tấu kèn gỗ. Morten đã hoàn thành tác phẩm Sinfonietta gồm 3 phần cho 10 nhạc cụ. Như với âm nhạc hợp xướng, Morten không quá đặt nặng kỹ thuật thể hiện mà tập trung vào việc làm nổi bật âm thanh mỗi nhạc cụ và làm cho tổng thể tiết mục dễ nghe với công chúng hơn. Về phong cách, tác phẩm Sinfonietta với cấu trúc khá cổ điển được xem là một tác phẩm tân lãng mạn mang cả yếu tố đặc trưng của Bắc Âu và tính ấn tượng.

7. Ram Daravong (Campuchia)

Ram Daravong là Cử nhân Âm nhạc, Giám đốc âm nhạc trường Trung học Mỹ thuật, Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia.

Học vấn và bằng cấp:

2001-2005, Cử nhân Âm nhạc, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Phnom Penh, Campuchia (Chỉ huy).

1986-1992, học tại Trường Nhạc Gnessin, Matxcơva, Liên bang Nga (Clarinet và Chỉ huy dàn nhạc hơi).

1980-1985, tốt nghiệp Trường Nghệ thuật, Phnom Penh, Campuchia (Clarinet)

1972-1975, sinh viên trường tiểu học Bak Touk, Phnom Penh, Campuchia.

Kinh nghiệm:

Giám đốc âm nhạc trường Trung học Nghệ thuật.

Từ 1993 đến nay, ông là giáo viên dạy kèn Clarinet, Khoa Âm nhạc của Đại học Nghệ thuật Hoàng gia và Trung học Nghệ thuật.

Lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Hoàng gia (Conductor and Clarinet).

Từ 2003 đến nay, lãnh đạo Ban nhạc Hoàng gia - Nhạc trưởng của Dàn nhạc trẻ Angkor - Giám đốc nghệ thuật Dàn nhạc trẻ Angkor.

Bài hát “Ora Sakor” Khmer Foll cho 3 nhạc cụ

Đây là từ kết hợp bởi 2 từ có nghĩa: Ora trong tiếng Khmer là Trái tim. Sakor là đại dương. “Trái tim đại dương”. Tác phẩm này nói về tình yêu, những cảm xúc lãng mạn giữa đàn ông và đàn bà, những suy nghĩ ban đầu giữa hai người luôn rất mênh mông và yếu tố quan trọng là cả hai bên phải chân thành.

8. Hoàng Bích (Canada)

Tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đàn bầu tại Nhạc viện Hà Nội, Hoàng Bích trở thành giảng viên của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đồng thời tham gia trình diễn trong và ngoài nước. Chị đã đoạt Huy chương Vàng trong cuộc thi trình diễn nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988.

Sau khi cùng chồng định cư tại Canada năm 1992, Hoàng Bích tiếp tục sự nghiệp, lưu diễn trên 20 quốc gia tại các festival âm nhạc có tầm cỡ quốc tế. Chị đã trình diễn cùng nhiều dàn nhạc, trong đó có: Latvian National Symphony Orchestra (Latvia), Prague Modern Ensemble (Czech Republic), World Traditional Instrument Orchestra (Philippines), Silk Road Music & Vancouver Inter-Cultural Orchestra (Canada),…

Với vai trò là nhạc sĩ sáng tác, Hoàng Bích đã đưa các kỹ thuật mới của cây đàn bầu vào trong tác phẩm “Dòng sông kỷ niệm” và “Vũ điệu trong mơ”.

Tác phẩm “Dòng sông kỷ niệm

Định cư tại Canada, với nỗi nhớ quê hương, Hoàng Bích đã sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam để gửi gắm tâm sự của mình trong “Dòng sông kỷ niệm”, khi bình yên, nhẹ nhàng, dí dỏm, lúc sôi động tràn đầy năng lượng. Sau bão tố, mất mát là sự vươn lên, tràn đầy hy vọng, tin yêu.  

Hoàng Bích đã đưa vào tác phẩm những kỹ thuật mới cho cây đàn bầu như sử dụng vĩ kéo, hệ thống phím bấm, làm tăng khả năng diễn tấu của cây đàn, tạo nên những âm thanh đa dạng và sự tương phản trong tác phẩm. 

9. People’s Artist Douangmixay Likaiya (Lào)

 

Nhạc sĩ Douangmixay Likaiya sinh ngày năm 1948 ở bản Huôi Loi, tỉnh Hủa Phăn trong một gia đình nông dân. Mẹ của ông là người thời dân mới, có ảnh hưởng lớn đến Douangmixay Likaiya lúc còn nhỏ. Năm 1959-1969, ông được học văn hóa và âm nhạc ở Việt Nam. Sau khi cướp chính quyền thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ông tiếp tục đi học âm nhạc ở Conservatoria Sofia Bulgaria, Sofia, Bulgaria, vì vậy âm nhạc của ông chịu ảnh hưởng của hai nền Âm nhạc châu Á và châu Âu.

Nhạc sĩ Douangmixay Likaiya có gần 200 tác phẩm lớn nhỏ như nhac múa, nhac xiếc, nhạc phim... Trong đó có 4 tác phẩm Giao hưởng như: “Ca ngợi Tổ quốc”, “Bông sen đỏ”, “Hồng Hà - Mê Kông”, “Hồ Chí Minh - Mặt trời soi sáng muôn đời”. Ông còn là nhạc trưởng, nhà văn.

Do ông có nhiều tác phẩm có giá trị góp phần vào cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước, cũng như góp phần vào tình hữu nghị Lào - Việt, vì vậy Đảng, Nhà nước Lào đã tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Quốc gia Lào và nhiều Huân, Huy chương quý giá cho nhạc sĩ.

“Đồng quê xanh tươi” cho khèn Lào, tam thập lục, sáo

Chiến tranh đã kết thúc, cây lúa rừng vàng quê hương ta không bị đạn bom giặc tàn phá nữa. Cây lúa cỏ cây đua nhau nảy mầm cành lá sum suê đón chào ngày hòa bình.

Ôi! Tiếng khèn vang đồi núi rung động xanh quê hương ta. Thật sướng vui và hạnh phúc biết bao khi ta đã có ngày mới.

10. Ngô Quốc Tính (Việt Nam)

Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính sinh năm 1943 tại Hà Nội. Quê quán ở Đinh Xá, Bình Lục, Hà Nam. Hiện nay, ông sống ở Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh.

Là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội; Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Ninh.

Năm 1976-1981, học môn sáng tác, khoa Lý – Sáng – Chỉ, Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội. Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm âm nhạc ở nhiều thể loại, đáng chú ý: Ca khúc “Trên công trường rộn tiếng ca”, “Hương hồi xứ Lạng”, “Mai em mười bẩy”, “Tình trăng tình biển”, “Hương tám xoan”…

Các tác phẩm Hợp xướng: “Theo chân Bác” (lời thơ Tố Hữu), “Đôi cánh Điện Biên”, “Phật tích”, “Dòng trăng lúng liếng” (Acappella)…

Vũ kịch: “Huyền tích Trường Sơn” (Ballet, 1996).

Giao hưởng thính phòng: “Ánh mắt mùa xuân) (Poème), “Ba Đình mùa thu ấy” (Fantaisie), “Đêm Hồ Gươm” (Nocture), “Rồng bay rừa hát” (Poème), “Đội du kích Hoàng Ngân” (Rhapsody).

Nhạc kịch “Huyền diệu biển” (Opera, 1996-2015).

Thanh xướng kịch “Nàng Nhũ Hương” (Oratario, 2005-2017).

Nhạc kịch 3 “Lũy hoa” (Opera, 2018).

Viết nhạc cho trên 100 vở diễn tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, kịch nói.

Ngô Quốc Tính đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2012); Huân chương Lao động hạng Ba (2012) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Acappella “Dòng trăng lúng liếng” - giải Nhất Ca khúc nghệ thuật Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2009.

Trên khúc sông Cầu mang tên Như Nguyệt, một đêm xuân huyền ảo trong ánh đuốc bập bùng. Liền chị liền anh Quan họ mở hội trên sông hát mừng người con gái vừa nhập “bọn”.

Người con gái ấy từ đâu tới không ai biết, chỉ biết: Nàng - hương trời sắc nước. Nàng - không mẹ, không cha, tuổi trăng tròn lẻ; đi đến đâu trên đầu cũng có đám mây vàng che chở. Khi thích hát, nàng hát rất hay, đôi gò “bồng đào'' tỏa hương thơm ngào ngạt. Lúc không thích hát, nếu cứ ép thì nàng hát rất dở, đôi gò “bồng đào” tỏa ra mùi khó chịu! Bởi vậy, Quan họ mới đặt tên cho nàng là “Nàng Nhũ Hương”.

Rồi một hôm đi kinh lý qua đây, được nghe nàng hát, vì đắm say ngất ngây giọng ca oanh vàng cùng hương thơm ngào ngạt của người con gái ấy, Vua liền đưa nàng về cung làm thứ phi, chuyên lo việc dạy hát cho cung tần mỹ nữ. Chẳng bao lâu, chán ngán cảnh cung cấm phù hoa, nhớ cảnh đồng quê thanh khiết, nàng xin Vua về ở làng Diềm, tụ tập trai thanh gái tú để dạy dỗ lời ăn nết ở, truyền lại những câu ca lời hát do nàng soạn đặt. Sau khi quy tiên, để ghi nhớ công đức của nàng, người đời đã lập đền thờ Thủy Tổ Quan họ. Đền có tên “Đền Vua Bà” ở làng Diềm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Từ truyền thuyết sâu sắc và ý nhị trên đây, tôi đã và đang viết kịch hát Nàng Nhũ Hương. “Dòng trăng lúng liếng” là một trong những khúc ca của kịch hát đó. Âm hưởng của dân ca Quan họ đã thấm đẫm trong tâm hồn tôi từ thuở ấu thơ, mãi tới bây giờ tôi mới hiểu đôi điều về cái hay cái đẹp của nó. Xin được là học trò của các cụ, từ giai điệu đến lời ca và đến cả cái cách hát không dàn nhạc đệm.

Với “Dòng trăng lúng liếng” - Nàng Nhũ Hương, tác giả ngõ hầu góp một chút âm thanh mảnh mai nho nhỏ để dân ca Quan họ Bắc Ninh - một Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - được trường tồn và lan tỏa.

11. Nguyễn Đức Trịnh (Việt Nam)

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh (bút danh: Đức Trịnh) sinh năm 1957 tại Bắc Giang. Ông từng nhiều năm chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ và chiến trường Campuchia. Trở về sau chiến tranh, Đức Trịnh tham gia học tập tại Khoa sáng tác, trường Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội, sau đó theo học Đại học và Cao học Sáng tác Âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Từ năm 1991 đến năm 2017, ông đảm nhận công tác giảng dạy và quản lý tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, và là Hiệu trưởng của trường đào tạo văn hoá nghệ thuật uy tín bậc nhất cả nước này, ông là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Những sáng tác của Đức Trịnh có một điểm chung, là chau chuốt về câu từ, giản dị về giai điệu và gần gũi về ý tứ. Điều đó thể hiện rất rõ qua các ca khúc như “Mưa xuân”, “Hoa dại”, “Ngược dòng Hương Giang”, “Mùa xuân em - Mái trường”, “Chiều chia xa”, “Tình yêu của lính”, “Miền xa thẳm”, “Chiều cao nguyên”…

Ngoài mảng ca khúc, Đức Trịnh còn để lại dấu ấn riêng ở mảnh khí nhạc như giao hưởng “Tượng Đài vô danh”, “Tứ tấu đàn dây”, Sonate cho piano và nhiều nhạc múa, hòa tấu nhạc nhẹ.

Nhạc sĩ Đức Trịnh được phong Danh hiệu Nhà giáo ưu tú (2010).

Năm 2012, nhạc sĩ Đức Trịnh vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước với cụm tác phẩm gồm các ca khúc “Miền xa thẳm”, “Tình yêu người lính”, “Ngược dòng Hương Giang”, “Hoa dại”, “Mưa xuân” và giao hưởng “Tượng đài vô danh”.

Cuối năm 2012, ông có thêm niềm vinh dự là được phong quân hàm Thiếu tướng.

Tổ khúc Dân ca “Sắc màu”

Màu sắc âm nhạc của 3 miền: Bắc – Trung – Nam được chuyển soạn thành Acapella. Đại diện của âm nhạc dân gian Việt Nam chuyển soạn thành một tác phẩm mới, được hòa âm, phức điệu phong cách phương Tây, tạo hiệu quả lung linh sắc màu âm nhạc của các vùng miền Việt Nam.

12. Doãn Nho (Việt Nam)

TS. Nhạc sĩ Doãn Nho sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ ngày thành lập Hội 27/5/1957. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Ki-ép (thuộc Liên Xô cũ) năm 1979.

Tác phẩm: Hợp xướng “Sóng Cửa Tùng”, “Chiếc khăn Piêu”, “Tiến bước dưới Quân kỳ”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” (thơ Hữu Thỉnh)…

Tác phẩm giao hưởng: “Chiến thắng”, “Khúc tưởng niệm”, thơ giao hưởng “Tháng Tám lịch sử”, “Thánh Gióng”…

Giải thưởng:

Giải thưởng Nhà Nước đợt I (2001) với năm tác phẩm: hợp xướng Sóng Cửa Tùng, Tiến bước dưới Quân kỳ, Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Người con gái sông La, Chiếc khăn rơi (Chiếc khăn Piêu).

Giải thưởng của Bộ Văn hóa dành cho thể loại giao hưởng đợt đầu tiên (1993): giao hưởng thơ Khúc Tưởng niệm. Giải nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1995: thanh xướng kịch Trẩy hội đền Hùng.

Giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2010: thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long - Bài ca dời Đô. Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2008: nhạc cho vở kịch múa Một thời và mãi mãi. Giải A của Bộ Quốc phòng năm 1994: giao hưởng Chiến thắng. Huy chương Vàng Hội diễn toàn quốc năm 1985: thơ giao hưởng Tháng Tám lịch sử.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (2016).

“Chiếc khăn Piêu” (Chiếc khăn rơi) viết năm 1956, phát triển dân ca Khơ Mú. Ca ngợi sự khát khao trong sáng và hồn nhiên trong tình yêu của tuổi trẻ.

13. Nguyễn Thiếu Hoa (Việt Nam)

PGS.Tiến sĩ, NSND, nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa, Nguyên chủ nhiệm khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Hiên nay ông là Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Âm nhạc Hà Nội.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, 11 tuổi, Nguyễn Thiếu Hoa đã bắt đầu học sơ cấp và trung cấp âm nhạc chính quy tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Năm 1970, ông được cử sang học tại Liên Xô cũ môn kèn Cor và chỉ huy hợp xướng tại Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva. Năm 1976, ông được chọn vào lớp Chỉ huy Giao hưởng và Opera của giáo sư Leo Ghinzburg, sau đó là giáo sư Kitaenko - những người từng đào tạo nên nhiều nhà chỉ huy danh tiếng của Liên Xô và thế giới. Năm 1982, ông tốt nghiệp xuất sắc Nhạc viện Tchaikovsky, đồng thời nhận chứng nhận “Thạc sĩ nghệ thuật học”.

Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc, ông đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Ông đã từng biểu diễn cùng NSND Đặng Thái Sơn, NSƯT Bùi Công Duy, NSND Lê Dung, Tường Vi, Trung Kiên, Trần Hiếu, Quang Thọ, Thu Hiền...

Trong lĩnh vực đào tạo ông đã nhận được chứng nhận học hàm PGS.

Trong  lĩnh vực sáng tác, ông đã nhận được những giải thưởng của Hội nhạc sĩ Việt Nam như “3 Preludes for piano”, “Khúc hồi tưởng” viết cho cello và piano, “Giao hưởng múa”,  “Concerto cho Sáo trúc và dàn nhạc giao hưởng”. Tác phẩm Concerto cho đàn Nhị và dàn nhạc Giao hưởng có tiêu đề “Thăng Long ngàn năm hội ngộ” đã nhận được giải Nhì (không có giải nhất) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Năm 2014, ông đã được nhận Huy chương Vàng cho tác phẩm “Sắc hương bốn mùa” (hòa tấu dàn nhạc dân tộc) tại Liên hoan hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

Tác phẩm “Trống Cơm” - Nguyễn Thiếu Hoa phối và cải biên cho hợp xướng bài dân ca Việt Nam.

Nghệ sĩ biểu diễn:

1. Nhạc trưởng: Zoe Zeniodi (Hy Lạp)

Zoe Zeniodi là một thành viên của Viện Nữ Nhạc trưởng Dallas Opera, bà tham gia chỉ huy tại Opera Southwest, Florida Grand Opera, Nhà hát Opera Quốc gia Hy Lạp, Trung tâm văn hóa Onassis và là chỉ huy khách mời rất nhiều các dàn nhạc lớn của Hy Lạp, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Tatarstan, Brno Philharmonic, Dàn nhạc giao hưởng Nam Cộng hòa Séc, Dàn nhạc giao hưởng Palm Beach, Dàn nhạc giao hưởng New Florida, JONDE và Dàn nhạc trẻ Florida.

Những hoạt động nổi bật của bà gần đây bao gồm: Nữ nhạc trưởng của “Opera Southwest” (“I Pagliacci” 2017) và tham gia biểu diễn tại buổi ra mắt Carnegie Hall với Dàn nhạc giao hưởng mới của nước Anh.

Hiện Zoe là Chỉ huy trưởng Dàn nhạc giao hưởng trẻ Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ. Bà từng là Chỉ huy trưởng của MOYSA, Trợ lý chỉ huy cho Florida Grand Opera, Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc giao hưởng Broward và Alhambra, Phó Giám đốc Âm nhạc của Liên hoan Aegean và Phó Chỉ huy của Dàn nhạc giao hưởng Frost. Bà đã phát hành 5 bản thu âm CD âm nhạc đương đại (Albany Records, Uroboros Music và Puzzlemusik).

2. Nhạc trưởng: NSND Phạm Ngọc Khôi (Việt Nam)

Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi sinh năm 1964 tại Hà Nội, bắt đầu học Piano tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) từ năm 1971, học chỉ huy dàn nhạc với GS, NSND Trọng Bằng cho tới năm 1988, sau đó ông tiếp tục học cao học và làm việc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đến nay.

Hiện nay, ông là Giám đốc Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng Danh hiệu NSƯT năm 2007, Danh hiệu NSND năm 2016. Ông là Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam từ năm 2010 đến nay.

3. Nghệ sĩ Piano Lâm Đức Chính (Việt Nam)

Lâm Đức Chính sinh năm 1975, quê Nam Định. Hiện anh công tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh có năng khiếu và say mê âm nhạc từ nhỏ, Đức Chính được đào tạo chính quy chuyên ngành Piano từ năm 1982 đến năm 1997 tại Nhạc viện Hà Nội. Anh tiếp tục chương trình học cao học về chuyên ngành Biểu diễn Piano và tốt nghiệp năm 2000.

Là người Việt Nam đầu tiên có chứng chỉ về lên dây đàn và chỉnh sửa đàn Piano tại Hãng Steinway Academy, một trong những hãng làm Piano hàng đầu thế giới.

Ngoài công việc giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, anh còn là một trong những người xây dựng nền tảng năng khiếu piano cho các cháu thiếu nhi ở Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng, Hòa Bình và Đại học Nghệ thuật Huế.

Đức Chính đã tham gia biểu diễn cùng với Dàn nhạc Giao hưởng - Thính phòng, hòa tấu piano với nhạc cụ và giọng hát của các thể loại âm nhạc kinh điển, tác phẩm của các nhạc sĩ đương đại trong nước và trên thế giới. Ngoài ra, còn tham gia thu thanh, thu hình, thu nhạc phim cho nhiều chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam...

4. Nghệ sĩ Violin Stepan Yakovich (Liên bang Nga)

Stepan Yakovich tốt nghiệp Nhạc viện Matxcơva (lớp của Giáo sư I. V. Bochkova).

Là một nghệ sĩ độc tấu, ông đã tham gia biểu diễn với nhiều dàn nhạc giao hưởng dưới sự chỉ huy của V. Polyansky, A. Rudin, E. Serov. I. Spiller, J. Kakhidze, A. Volmer.

Từ năm 2005 đến năm 2012, ông là nghệ sĩ violin chính của nhóm thính phòng “Moscow Soloists” của Yuri Bashmet.

Đĩa CD ông thu âm với dàn nhạc này năm 2009 đã nhận được giải Grammy.

Ông đã tham gia biểu diễn ở gần 80 quốc gia trên khắp thế giới.

Cùng với Yuri Bashmet và nhóm “Moscow Soloists”, ông đã nhiều lần biểu diễn tác phẩm “Sinfonia Concertante” của Mozart tại các phòng hòa nhạc uy tín ở châu Âu, như Beethoven Halle ở Bonn, Stravinsky Auditorium ở Montreux (Thụy Sĩ), Milan Conservatory, Nhật và Hồng Kong.

Stepan Yakovich cũng là nghệ sĩ dàn nhạc thính phòng, biểu diễn trong dàn nhạc với V. Tretyakov, V. Repin, Y. Istomin, N. Znaider, M. Brunello, A. Knyazev, A. Melnikov, V. Mishchuk tại các Festival âm nhạc quốc tế các thành phố Stresa, Siena (Ý) Tours (Pháp), Bath (Anh), Kreuth, Kronberg, Elmau (Đức), Isle of Elba (Ý), “December Evenings” (Matxcơva).

Ông hiện là nghệ sĩ violin số 1 của tứ tấu Glinka của nước Nga.

Ông là Phó giáo sư tại Nhạc viện Matxcơva.

Ông tham gia giảng dạy tại các lớp học nâng cao ở Nga, Nhật Bản, Ba Lan và các nước khác.

5. Nghệ sĩ Cello Arseniy Kotlyarevskiy (Liên Bang Nga)

Arseniy Kotlyarevskiy sinh ra tại Matxcơva vào năm 1985. Khi còn là một đứa trẻ, anh đã bắt đầu những bài học piano đầu tiên với cha mình là nghệ sĩ dương cầm vĩ đại người Nga Igor Kotlyarevskiy và cũng là giáo sư của Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva. Anh đã quyết tâm trở thành một nghệ sĩ cello và được nhận chiếc cello đầu tiên khi lên bảy tuổi.

Năm 2004, anh tốt nghiệp Trường Âm nhạc Năng khiếu Gnesin, nơi anh học với Tatiana Prokhorova và Vera Birina. Năm 2012, anh tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva, lớp Giáo sư Natalia Gutman. Arseniy Kotlyarevskiy tham gia rất nhiều các buổi hòa nhạc ở Nga và nước ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Na Uy, Phần Lan, Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia khác). Anh đã biểu diễn tại các phòng hòa nhạc lớn nhỏ của Nhạc viện Matxcơva, Phòng hòa nhạc Tchaikovsky và nhiều nơi khác. Anh đã đạt giải thưởng trong cuộc thi quốc tế Togliatti (2002), Ngày Beethoven tại Liên hoan Âm nhạc Matxcơva (2003). Năm 2007, anh biểu diễn tại buổi hòa nhạc kỷ niệm 80 tuổi của Mstislav Rostropovich tại phòng hòa nhạc lớn ở Nhạc viện Matxcơva.

Anh là một nghệ sĩ biểu diễn chủ yếu là các tác phẩm đương đại, là các tác phẩm của nhạc sĩ B. Frankstein, D. Gabitova, O. Rostovskaya và Vladimir Genin, Arseniyre đã thu âm CD những tác phẩm này. Arseniy Kotlyarevskiy dành rất nhiều thời gian cho các dự án âm nhạc thính phòng và trong năm 2007, anh được mời và tài trợ tham gia liên hoan âm nhạc “Zeist Muziek Dagen” (Hà Lan). Kotlyarevskiy đã phối hợp với nhiều nhạc trưởng nổi tiếng như A. Lazarev, G. Rozhdestvensky, Ch. Dutoit, V. Jurowski, V. Ashkenasy, A.Rudin, V. Spivakov, T. Sokhiev và nhiều nhạc trưởng khác nữa. Trong năm 2010 - 2016, anh là một nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện quốc gia “Evgeny Svetlanov”.

Từ năm 2017, anh là nghệ sĩ cello chính của Nhà hát Bolshoi. Arseniy Kotlyarevskiy thường xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ độc tấu tại Beethoven Hall. Năm 2017, anh có buổi ra mắt trên sân khấu History của Nhà hát Bolshoi với tác phẩm “Những biến thể về chủ đề Rococo” của Tchaikovsky với Ballet (vũ đạo bởi A. Miroshnichenko). Anh cũng phối khí cho Cello và Piano dựa trên tác phẩm “The Golden Cockerel” của Rimsky-Korsakov, tác giả E. Zimbalist (bản gốc cho violin và piano), “Passacalia” Handel - Halvorsen cho 2 Cellos (bản gốc cho violin và viola).

6. Nghệ sĩ Voloncello, NSND Ngô Hoàng Quân (Việt Nam)

Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Hoàng Quân sinh năm 1956, quê ở Hà Nội. Đã tốt nghiệp bộ môn đàn Voloncelle tại Nhạc viện Tchaikovsky (Matxcơva, Liên Xô cũ). Hiện là Phó cục trưởng, Giám đốc Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài, về nước ông công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, là Trưởng bè trầm, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật của Dàn nhạc. Là nghệ sĩ độc tấu, nghệ sĩ Ngô Hoàng Quân đã trình bày nhiều tác phẩm nổi tiếng của Tchaikovsky - Đvorăk và của các tác giả Việt Nam. Đã bảo vệ học vị Thạc sĩ Nghệ thuật tại Nhạc viên Hà Nội. Tham gia những chương trình hòa nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng với sự chỉ huy của nhiều nhạc trưởng có uy tín trong nước và ngoài nước, tham gia thu thanh nhiều tiết mục cho Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Ông đã tham dự các cuộc thi âm nhạc quốc tế J.S. Bach (Đức) và P.I. Tchaikovsky (Nga).

Ông đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam.

7. Nghệ sĩ bộ gõ Timpani Doãn Mai Hương (Việt Nam)

Thạc sĩ Doãn Mai Hương hiện nay là trưởng bộ môn Gõ Giao hưởng tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ở những chương trình hòa nhạc với yêu cầu khắt khe về chuyên môn thường không thể thiếu sự xuất hiện của cô. Những dàn nhạc cô tham gia có thể kể đến như Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Sun Symphony Orchestra, nhóm hòa tấu nhạc cụ bộ gõ “Pháo hoa”, nhóm “Hanoi Ensemble”.

8. Nghệ sĩ Sáo Nguyễn Ly Hương (Việt Nam)

ThS. Nguyễn Ly Hương bắt đầu theo học sáo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ 2000 -2014 dưới sự dẫn dắt của Giảng viên - ThS. Nguyễn Trung Thành. Năm 2014-2017, cô học và tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Malmö, đại học Lund, Thụy Điển dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Anders Ljungar-Chapelon. Hiện nay, cô là giảng viên bộ môn Sáo, khoa Kèn Gõ của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Cô đã giành được Giải Nhất Cuộc thi Quốc tế cho các nghệ sĩ sáo lần thứ nhất tại Nam Ninh- Trung Quốc năm 2013; Giải Nhất nhóm Ngũ tấu Kèn Gỗ trong Cuộc thi âm nhạc Thính phòng toàn quốc “Mùa Thu 2007” do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức.

Ly Hương đã nhiều lần được mời làm solist cùng Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Năm 2014, cô là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất được mời biểu diễn Solist cùng dàn nhạc Giao hưởng Vũ kịch Hoàng gia London – Covent Garden trong chương trình hoà nhạc thường niên ở Việt Nam Toyota Classics 2014.

Ở Thụy Điển, Ly Hương đã biểu diễn tại Festival hoà tấu Utspel ở Malmo, cô đã cùng Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc Malmo biểu diễn tại nhiều thành phố ở Đan Mạch, Thụy Điển. Từ 2006 đến nay, cô đã tham gia hơn một trăm buổi biểu diễn trong các chương trình giao hưởng của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch, Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Huế.

Năm 2006, 2007, Ly Hương là thành viên Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Đông Nam Á (SAYOWE) biểu diễn tại Bangkok, Thái Lan; Thành viên Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trong “Liên hoan Âm nhạc quốc tế Beethoven 2009” tại Bonn và Berlin (CHLB Đức); thành viên Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trong “Liên hoan âm nhạc các Dàn nhạc giao hưởng châu Á 2012” tại Tokyo và Fukushima (Nhật Bản).

* Hanoi Ensemble

Hanoi Ensemble bao gồm các nghệ sĩ trẻ và giáo viên từ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Họ đã học ở Việt Nam và một số viện bảo tồn nổi tiếng ở nước ngoài. Các thành viên của Hanoi Ensemble đã giành được một số giải thưởng âm nhạc uy tín trong nước cũng như quốc tế. Họ đã tham gia và chơi thường xuyên trong một số buổi hòa nhạc, lễ hội âm nhạc cũng như nhiều chương trình trao đổi văn hóa ở Việt Nam và nước ngoài.

9. Nghệ sĩ Viola Hồ Việt Khoa (Việt Nam)

 

Thạc sĩ Hồ Việt Khoa hiện nay đang là giảng viên Khoa đàn Dây của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bên cạnh công việc giảng dạy hàng ngày, anh còn có lịch hoạt động biểu diễn dày đặc trong nước và nước ngoài với 2 nhạc cụ của mình đó là đàn violon và đàn viola.

Những dàn nhạc anh tham gia thường xuyên đó là Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia (VNSO), Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (VNOB), Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO), Kanazawa Ensemble Orchestra (Japan 1998), các nhóm Hòa tấu thính phòng của Khoa Dây, Nhóm Hòa tấu thính phòng Sông Hồng, Dàn nhạc của Festival âm nhạc Châu Á - Thái Bình Dương. 

10. Nghệ sĩ Violin Nguyễn Công Thắng (Việt Nam)

Nghệ sĩ Nguyễn Công Thắng được đánh giá với nhiều lời khen ngợi về kỹ thuật tỉ mỉ và lối chơi truyền cảm. Công Thắng tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên nghành biểu diễn Violon tại Nhạc viện Hà Nội dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Ngô Văn Thành. Sau đó, Công Thắng tham gia khóa học Nâng cao Nghệ thuật biểu diễn Violon tại Học viện Âm nhạc Hồng Kông với Giáo sư Michael Ma và được học các lớp Master Class với các nghệ sĩ Violon nổi tiếng thế giới như: Isac Stern, Josehp Silverstern… Năm 2003 Nguyễn Công Thắng là giảng viên Violon chính thức của trường College of Music, Mahidol University, Campus For General Public, Thailand và là Bè trưởng Violon II của Dàn nhạc Giao hưởng Thái Lan.

Các thành tích của Công Thắng: Giải nhất Violon cuộc thi Âm nhạc Quốc gia “Mùa Thu” 1990. Giải “Trình diễn tác phẩm Việt Nam hay nhất” Nhóm Hòa tấu thính phòng cuộc thi Âm nhạc quốc gia “Mùa Thu” 1993.

Hiện nay, Công Thắng công tác giảng dạy và là Phó khoa Dây tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

11. Nghệ sĩ Violin Nguyễn Thu Bình (Việt Nam)

Nguyễn Thu Bình là một nghệ sĩ đàn violon nổi bật và đầy cảm xúc. Cô tốt nghiệp Thạc sĩ biểu diễn đàn Violon tại Nhạc viện Hà Nội, và cô đã qua những khóa đào tạo chuyên sâu, cao cấp ở Nhật Bản và Áo. Cô đạt Giải Nhì trong bảng thi thính phòng Cuộc thi Âm nhạc quốc gia Việt Nam mang tên “Mùa Thu”.

Là nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện 2 nhạc cụ là đàn violon và đàn viola, cô đã tham gia nhiều buổi hòa nhạc trong nước và nước ngoài như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc. Cô đã là thành viên của Dàn nhạc trẻ châu Á, Dàn nhạc Japan-Asean, Dàn nhạc CISMA, Dàn nhạc Nhạc viện Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia, Dàn nhạc Đàn dây Hà Nội, Hà Nội Ensemble, Tứ tấu dây Aurora. Cô còn là giáo viên thỉnh giảng của Đại học Mahasarakham ở Thái Lan.

Hiện tại, cô là giảng viên đàn violon Khoa Dây của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

12. Nghệ sĩ Cello Nguyễn Hồng Ánh (Việt Nam)

Nguyễn Hồng Ánh học cello từ năm 9 tuổi. Năm 1999, chị tốt nghiệp xuất sắc bậc đại học chuyên ngành cello. Năm 2004, chị hoàn thành chương trình Thạc sĩ với Giáo sư Ngô Hoàng Dương tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Năm 1999, 2000, 2004 chị là thành viên của Dàn nhạc Trẻ châu Á và tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, Úc, Canada… Năm 2005, chị tham gia luyện tập và biểu diễn trong Dàn nhạc CISMA tại Quảng Đông (Trung Quốc). Năm 2009-2010, chị nhận học bổng DAAD để học tại Trường Đại học Âm nhạc Franz Liszt Weimar (Đức) với GS. Ulrich Beetz, GS. Birgit Erichson, và GS. Brunhard Bohme.

Hiện nay chị giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và là bè trưởng Cello của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, thường xuyên tham gia các hoạt động biểu diễn thính phòng và dàn nhạc.

13. Nghệ sĩ Contrabass Ngô Đăng Khoa (Việt Nam)

 

Nghệ sĩ Ngô Đăng Khoa hiện là Giảng viên đàn Contrabass tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Ngay từ khi còn là sinh viên anh đã tham gia cùng nhiều dàn nhạc biểu diễn nhiều chương trình trong và ngoài nước.

Năm 1998, 1999, 2000, anh được dàn nhạc trẻ châu Á mời tham gia lưu diễn tại Mỹ, Canada,  Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha,  Australia... và nhiều nước châu Á. Năm 2009, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Yuga Petru anh đã hoàn thành chương trình nâng cao nghệ thuật biểu diễn đàn Contrabass tại trường Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn Graz Áo.

Năm 2015, anh tốt nghiệp chương trình Cao học Âm nhạc chuyên ngành biểu diễn đàn Contrabass tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Năm 2017, nghệ sĩ Ngô Đăng Khoa đã được nhận Bằng khen của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh đạt giải tại Cuộc thi Âm nhạc quốc tế năm 2017.

14. Nghệ sĩ Bộ Gõ Vibraphone Lữ Mạnh Cường (Việt Nam)

Nghệ sĩ Lữ Mạnh Cường, sinh năm 1992. Anh tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam năm 2016. Anh được giải Nhì tại Cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc vào tháng 10 năm 2017. Anh đã từng tham gia các dàn nhạc như Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, Dàn nhạc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.

Hiện tại anh là nhạc công của Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời.

* Nhóm nhạc Bình Minh

Nhóm nhạc Bình Minh bắt đầu xuất hiện ở các sân khấu Việt Nam và nước ngoài từ năm 1992. Trải qua thời gian các thế hệ nghệ sĩ kế nghiệp vẫn tiếp tục gìn giữ tên tuổi của nhóm nhạc bằng những chương trình hoà nhạc đặc sắc. Lần này, tại Liên hoan âm nhạc Á Âu 2018, nhóm Bình Minh có 6 nghệ sĩ tham gia, họ đều giảng dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, đó là Trần Văn Xâm - Đàn Nhị, Vũ Thị Thuỳ Linh - Tam thập lục, Nguyễn Đăng Hoàng - Đàn Tứ, Vũ Diệu Thảo - Tỳ Bà, Vũ Thị Việt Hồng –Đàn Tranh, Trương Thị Thu Hà - Trống.

15. Nghệ sĩ đàn Nhị Trần Văn Xâm (Việt Nam)

Nghệ sĩ đàn Nhị Trần Văn Xâm. Năm 2012, anh có giải Nhì cuộc thi độc tấu đàn Nhị Quốc tế tổ chức tại Thượng Hải - Trung Quốc. Năm 2015, anh có Huy chương Bạc Liên hoan Âm nhạc mùa xuân Bình Nhưỡng. Năm 201,7 anh có Huy chương Vàng toàn đoàn tại cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc.

Tran Van Xam is an Erhu artist. In 2012, he received the 2nd prize at the International Solo Erhu Competition in Shanghai-China. In 2015, he got the silver medal at the Spring Music Festival in Pyongyang. In 2017, he got the Golden Medal at the Solo and Ensemble Traditional Instruments Competition.

16. Nghệ sĩ đàn Tam Thập Lục Vũ Thị Thùy Linh (Việt Nam)

ThS. Vũ Thị Thuỳ Linh là nghệ sĩ đàn Tam thập lục. Nghệ sĩ đã tham gia rất nhiều các buổi biểu diễn, liên hoan âm nhạc trong và ngoài nước nhằm tôn vinh, quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam cùng với Dàn nhạc Dân tộc Việt Nam tại Nhật Bản, Nga, Lào, Malaisia, Trung Quốc,...

M.M Vu Thi Thuy Linh is a Zither artist. She has joined Vietnam Traditional Instruments Orchestras to give many concerts in Vietnam and Japan, Russia, Malaysia and China...

17. Nghệ sĩ đàn Tứ Nguyễn Đăng Hoàng (Việt Nam)

Nghệ sĩ đàn Tứ Nguyễn Đăng Hoàng. Huy chương Bạc Cuộc thi hoà tấu và độc tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc tại Thanh Hoá năm 2017.

Nguyen Dang Hoang is a Tu Artist. In 2017, he received the Silver Prize from the National Competition of Ensemble and Solo Traditional Instruments at Thanh Hoa City.

18. Nghệ sĩ đàn Tỳ Bà Vũ Diệu Thảo (Việt Nam)

Nghệ sĩ đàn Tỳ Bà Vũ Diệu Thảo có 15 năm gắn bó với nghề giảng dạy. Cô mong ước có thể truyền lửa đam mê đến với những học sinh, sinh viên đang theo học cây đàn, cùng với những thế hệ nối tiếp kế thừa và phát huy được nét đẹp vốn có của cây đàn, mang đến cho khán giả những sản phẩm âm nhạc, những tác phẩm nghệ thuật được công chúng đánh giá cao...

19. Nghệ sĩ Violin Tep Kuntheareth (Campuchia)

Tep Kuntheareth sinh năm 1965, là Cử nhân Âm nhạc.

Năm 2001-2005, Cử nhân Âm nhạc, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Phnom Penh, Campuchia (Piano).

Năm 1986-1993, hoàn thành khóa học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Tchaikovsky, Moscow, Nga (Piano và Lý thuyết Âm nhạc).

Năm 1980-1985, tốt nghiệp Trường Nghệ thuật, Phnom Penh, Campuchia (Violin).

Năm 1972-1975, sinh viên của trường tiểu học Pov Oum, Phnom Penh, Campuchia.

Từ 1993 đến nay, Tep Kuntheareth là giáo viên Piano của Khoa Âm nhạc, trường Đại học Nghệ thuật và Âm nhạc Hoàng gia, Trường Trung học Nghệ thuật - thành viên của Dàn nhạc Đại học Nghệ thuật Hoàng gia (Piano) - Nghệ sĩ Violin chính của Dàn nhạc Angkor Youth, Phó Giám đốc kỹ thuật của Dàn nhạc Thanh niên Angkor; Thành viên của Hiệp hội Giáo viên Piano Campuchia.

Tep Kuntheareth was born in 1965, holds the Bachelor of Music Education and Degrees.

In 2001-2005, Bachelor of Music, Royal University of Fine Arts, Phnom Penh, Cambodia (Piano).

In 1986-1993, completed the full Course of Tchaikovsky State Musical College. Moscow, Russia (Piano and Theory of the Music).

In 1980-1985, Baccalaureate, School of Fine Arts, Phnom Penh, Cambodia (Violin).

In 1972-1975, student of Pov Oum Primary School, Phnom Penh, Cambodia.

From 1993 up to now, Piano Teacher of Faculty of Music of Royal University of Fine Arts and Music, School of Secondary School of Fine Arts (Piano Leader) - Member of Royal University of Fine Arts’s Orchestra (Piano) - Violin Leader of Angkor Youth Orchestra. - Technical Deputy Director of Angkor Youth Orchestra; Member of Cambodia Piano Teacher Association.

20. Nghệ sĩ Trống Khmer Say Sareth (Campuchia)

Say Sareth sinh năm 1954, là Cử nhân Âm nhạc.

Năm 2009-2013, Cử nhân Âm nhạc, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Phnôm Pênh, Campuchia (Dân tộc học).

Từ năm 2014 đến nay, là Cố vấn cho Bộ Văn hóa và Nghệ thuật, Phnom Penh, Campuchia.

Năm 2005-2014, Phó Giám đốc Trường Âm nhạc, Phnom Penh, Campuchia.

Năm 1994-2005, Giáo sư Khoa Âm nhạc, Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, Phnom Penh, Cambodia. (Nhạc cụ Khmer)

Năm 1979-1994, làm việc tại Khoa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa và Nghệ thuật, Phnom Penh, Campuchia

Năm 1961-1968, học sinh trường Tiểu học Norodom Areiksat, Kandal Provine, Campuchia.

21. Nghệ sĩ Khèn Khmer  Choun Chanthon (Campuchia)

Choun Chanthon sinh năm 1989. Hiện nay, anh là giáo viên tại Trường Trung học Nghệ thuật.

Năm 2011-2015, tốt nghiệp Cử nhân Đại học Nghệ thuật hoàng gia (RUFA), Chuyên ngành  Roneat Ek (Xylophoe Campuchia).

Năm 2005-2011, tốt nghiệp Trung học Nghệ thuật, chuyên ngành Roneat Ek (Xylophoe Campuchia).

Thành tích:

Ngày 28 tháng 4 năm 2018, tham dự biểu diễn kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Vương quốc Campuchia.

Ngày 19 tháng 5 năm 2017, tham dự Triển lãm Quốc gia Singapore Biennale cho trẻ em.

Ngày 4 tháng 2 năm 2015, tham dự Trại hè Văn hóa Quốc tế Thái Lan lần thứ 13.

Ngày 23 tháng 4 năm 2015, biểu diễn tại Gala Dinner “Malaysia trong Asean 1 Heat, 2 Beat, 3 Rhythm”.

Ngày 15 tháng 6 năm 2014 - ngày 15 tháng 11 năm 2014: tham dự Chương trình đào tạo âm nhạc truyền thống (CPI) tại Hàn Quốc.

Từ ngày 10-18 tháng 3 năm 2014, chứng nhận tham gia chương trình văn hóa truyền thống / Di sản / Nghệ thuật lần thứ 4 tại Nhật Bản.

22. Nghệ sĩ Guitar Phạm Hồng Hà (Việt Nam | Nga)

Phạm Hồng Hà sinh năm 1961 tại Hà nội. Anh đã qua các lớp học Guitar từ khi còn nhỏ tuổi. Từ năm 1989, anh sang Nga định cư tại Matxcơva. Tại đây anh trau dồi thêm kiến thức về Guitar, và có trình độ biểu diễn Guitar cổ điển vững vàng. Anh đã mở nhiều lớp dậy học Guitar cho thanh thiếu niên. Tại Nga, Phạm Hồng Hà từng theo học trường âm nhạc mang tên A.N. Xkriabina, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo sư - Nhạc sĩ  A.A.Smirnov. Anh thường xuyên biểu diễn độc tấu Guitar cổ điển tại nhiều sân khấu, tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc của nhà trường, và đã biểu diễn solo với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt nam (VNSO).

23. Nhạc sĩ - nghệ sĩ sáo Paothor Paser (Lào)

Paothor Paser sinh ngày 10 tháng 10 năm 1989 ở bản Nam Khien, Muong Hom, tỉnh Xayxombun. Anh là nhạc sĩ sáng tác phối khí cho nhiều tác phẩm âm nhạc múa, ca khúc và chỉ dẫn ca hát, nhạc cụ cho Đoàn Văn công Hmoog Na Xa La biểu diễn phục vụ trong nước và biểu diễn ở Nghệ An, Hà Nội, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế, Điện Biên Phủ (Việt Nam), Trung Quốc, Nhật Bản...

Anh có phòng thu riêng thu hút được rất nhiều nghệ sĩ, kể cả các đoàn văn công nghiệp dư và chuyên nghiệp. Đặc biệt anh là nhạc sĩ tài năng do nhạc sĩ Douangmixay là người thầy dậy cho nên anh có chính sách riêng cho tất cả các ca khúc của nhạc sĩ Douangmixay đến thu.

Paothor Paser có kỹ thuật phối khí và có trình độ về kỹ thuật ghi âm phòng thu cho nên anh được Trung Quốc, Hong Kong, Thái Lan… mời đi biểu diễn, học hỏi kinh nghiệm về âm nhạc.

24. Nghệ sĩ đàn Tam Thập lục, NSƯT Khampheng Thammavongsa (Lào)

Nghệ sĩ Khampheng Thammavongsa sinh năm 1961 ở tỉnh Phong Sa Ly. Ông học đàn Tam Thập Lục và tham gia biểu diễn nhiều đợt phục vụ bộ đội nhân dân vùng giải phóng Lào. Sau cướp chính quyền 1975 rồi ông tham gia biểu diễn phục vụ nhân dân ở vùng giải phóng mới Thủ đô Viêng Chăn và nhiều nơi khác. Ông cũng đi biểu diễn ở các nước nhiều lần. 

Năm 1978 đến 1984, ông sang học đàn Tam thập lục tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Từ đó đến nay ông là giảng viên phụ trách Nhạc dân gian. Ngoài ra ông còn dậy xướng âm, dậy lý thuyết âm  nhạc. Năm 2015 ông tham dự và biểu diễn tại Festival Âm nhạc Á-Âu ở Philippines.

Do có nhiều thành tích biểu diễn và giảng dạy tốt, ông được Nhà nước Lào tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

25. Nghệ sĩ Khèn Lào Yotkeo Keochampa (Lào)

Yotkeo Keochampa sinh năm 1994 tại Thủ đô Viêng Chăn. Anh học nhạc cụ đàn thuyền, khèn Lào tại Trường Âm nhạc Lào. Sau đó anh làm giảng viên dậy 2 nhạc cụ đã học. Anh đã được đi biểu diễn phục vụ nhiều nơi trên đất Lào và biểu diễn tại Liên hoan Âm nhạc Asean tại Hà Nội, biểu diễn phục vụ tại Diễn đàn các nước nói tiếng Pháp tại Lào.

Hiện tại, anh là giảng viên trực thuộc Câu lạc bộ Văn hóa trẻ em, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào.

26. Nghệ sĩ Sáo Nguyễn Thị Diệu Quỳnh (Việt Nam)

 

Nghệ sĩ sáo Nguyễn Thị Diệu Quỳnh trúng tuyển và bắt đầu theo học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam vào năm 1985. Cô tốt nghiệp chuyên ngành biểu diễn Sáo vào năm 1996.

Nguyễn Thị Diệu Quỳnh biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000. Cô trở thành thành viên chính thức của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam vào năm 2000. Cùng với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, cô đã lưu diễn tại tất cả các thành phố lớn của Việt Nam và tại Nhật Bản (năm 2004, 2007, 2013), Lào và Campuchia (năm 2003, 2012), Trung Quốc (năm 2000), Mỹ (năm 2012), Ý (năm 2013), và Liên bang Nga (năm 2014).

Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diệu Quỳnh thường xuyên cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong các chương trình biểu diễn và ghi âm.

27. Nghệ sĩ Piano Dương Hồng Thạch (Việt Nam)

 

Dương Hồng Thạch sinh năm 1990 tại Hà Nội, anh bắt đầu làm quen với cây đàn Piano từ khi mới 7 tuổi. Sau khi tốt nghiệp hệ đào tạo sơ cấp tại trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, anh trúng tuyển và theo học hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Huy Phương con trai của cố nhạc sĩ Huy Du tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Vào tháng 7 năm 2010, anh tham gia và dành được Huy chương Vàng tại Festival Piano châu Á tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Năm 2015, anh tốt nghiệp Đại học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, sau đó nhận học bổng toàn phần của nhà nước Việt Nam dành cho hệ đào tạo Thạc sĩ tại Liên bang Nga. Từ năm 2015 - 2018, anh học tập cùng Giáo sư - Nghệ sĩ nhân dân Irina Chukovskaya tại Học viện Âm nhạc Liên Bang Nga mang tên Gnesin, thành phố Matxcơva. Năm 2018, anh tốt nghiệp Thạc sĩ dành cho nghệ sĩ biểu diễn đàn Piano trở về nước, hiện nay anh công tác và làm việc tại khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. 

28. Nghệ sĩ Đàn Bầu Nguyễn Thị Lệ Giang (Việt Nam)

Nghệ sĩ Lệ Giang được sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ ở Hà Nội vào năm 1980. Được bao quanh bởi nhiều loại nhạc bao gồm âm nhạc dân gian và cổ điển, niềm đam mê cháy bỏng của cô với các nhạc cụ truyền thống Việt Nam đã phát triển từ khi còn nhỏ. Có bằng Thạc sĩ về âm nhạc và với 20 năm kinh nghiệm làm người chơi solo Monochord, hiện nay cô là giáo sư giảng dạy chuyên ngành Đàn Bầu tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Từ năm 2002, cô đã biểu diễn như một nghệ sĩ độc tấu tại nhiều buổi hòa nhạc quốc tế quan trọng tại Việt Nam cũng như ở 60 quốc gia khác, kể cả Nhật Bản. Từ năm 2017, với màn trình diễn Đàn Bầu, cô đã giành 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Tình yêu của cô dành cho âm nhạc truyền thống Việt Nam và ý chí mạnh mẽ của cô để đóng góp và thúc đẩy tình hữu nghị quốc tế đã khiến cô trở thành thành viên vinh dự của Hội Phụ nữ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Liên quan đến điều này, buổi biểu diễn Đàn Bầu của cô đã thực hiện tại triển lãm 41 Charity Bazaar của Hội tình hữu nghị châu Á - Thái Bình Dương (ALFS) tại khách sạn ANNA vào tháng 4 năm 2017. Tại buổi tiệc cảm ơn, cô biểu diễn ba nhạc cụ Đàn Bầu, đàn T'rưng và đàn K'longput cũng như hướng dẫn cách chơi Đàn Bầu cho những người yêu thích nó.

29. Nghệ sĩ kèn Trumpet Lê Anh (Việt Nam)

Lê Anh sinh năm 1966 tại Hà Nội. Anh tốt nghiệp kèn Trumpet hệ sơ trung tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) năm 1984, tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc tại trường Trung cấp Âm nhạc trực thuộc Nhạc viện Tchaikovsky - Matxcơva năm 1989. Từ 1989 đến 1993, anh học tại Nhạc viện Odessa, và anh tham gia dàn nhạc sinh viên thể nghiệm của Nhạc viện Odessa từ 1994 đến 1999.

Hiện nay, Lê Anh công tác tại khoa Kèn - gõ Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Năm 2002, anh đi tu nghiệp tại Malmö - Thụy Điển.

Anh là cộng tác viên thường xuyên của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, tham gia Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội với vai trò bè trưởng Trumpet và đã đi biểu diễn tại các nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản,Trung quốc...

30. Nghệ sĩ kèn Clarinet Nguyễn Quốc Bảo (Việt Nam)

Nguyễn Quốc Bảo học tại Nhạc viện Tchaikovxky – Mátxcơva từ năm 1989 – 1994, anh tham gia Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam, nhiều dàn nhạc Việt Nam và quốc tế.

Hiện nay, anh là giảng viên, Phó Trưởng Khoa Kèn – Gõ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

31. Nghệ sĩ kèn Oboe Hoàng Mạnh Lâm (Việt Nam)

Hoàng Mạnh Lâm bắt đầu học Oboe từ năm 12 tuổi tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS, Tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Ngô Phương Đông. Năm 2005, 2006 Hoàng Mạnh Lâm trở thành thành viên trong Dàn nhạc Cisma Symphony Orchestra, Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 2007, anh tham gia khóa học nâng cao về hòa tấu tại Thụy Điển dưới sự giảng dạy của Giáo sư Asger Sevendsen. Năm 2011, anh nhận được học bổng toàn phần của quỹ Wesbenson tham gia khoá học sau đại học tại trường Temple University - Philadelphia, Hoa Kỳ, giáo viên hướng dẫn là nghệ sĩ kèn Oboe Peter Smith của Dàn nhạc Philadelphia. 

32. Nghệ sĩ kèn Horn Kim Xuân Hiếu (Việt Nam)

Kim Xuân Hiếu theo học tại Nhạc viện Hà Nội từ nhỏ, từng tham gia Dàn nhạc trẻ châu Á tại Hồng Kong. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc anh được giữ lại trường giảng dạy và được cử sang Cộng hòa Pháp học về phương pháp giảng dạy về nghệ thuật biểu diễn tại Nhạc viện Fredrich Chopin - Paris.

Học chỉ huy dàn nhạc với thầy Hòa Bình và sau đó là các thầy Thomas, Tronsgard tại Nauy, anh đã có cơ hội làm việc với nhiều dàn nhạc của Việt Nam và Nauy. Kim Xuân Hiếu đã sáng lập và là Trưởng nhóm Kèn đồng Hanoi Brass Band, và hiện nay anh là Trợ lý chỉ huy và Bè trưởng kèn Horn của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam.

33. Nghệ sĩ kèn Bassoon Văn Thanh Hà (Việt Nam)

Văn Thanh Hà sinh năm 1983. Từ năm 1995 đến 2007, anh theo học kèn Bassoon tại Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dưới sự giảng dạy của PGS, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Phúc Linh.

Các năm 2003, 2005, 2006, anh đã tham gia biểu diễn cùng Dàn nhạc trẻ Đông Nam Á. Năm 2004, anh tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc Nagoya, Nhật Bản. Năm 2005, anh nhận giải Nhất cuộc thi ASEAN Symphonic Band, tổ chức tại Bankok, Thái Lan. Năm 2007, anh tham gia khóa học nâng cao về hòa tấu tại Thụy Điển dưới sự giảng dạy của Giáo sư Asger Sevendsen.

Năm 2011, anh tham gia tập luyện và biểu diễn tại Nauy. Từ năm 2008 đến nay, anh là nghệ sĩ Bassoon trong dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Cuối năm 2011, Hà đã tham gia biểu diễn tại Hoa Kỳ cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Tháng 7 năm 2013, anh cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn thành công tại Italia nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Italia dưới sự bảo trợ cao quý của Tổng thống Italia. Năm 2012 anh cùng dàn nhạc giao hưởng Hà Nội tham gia tuần lễ âm nhạc tại Nhật Bản, năm 2013 anh cùng dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam lưu diễn tại các thành phố lớn tại Nhật Bản trong chương trình (Japan concert tour 2013) do Toyota tài trợ.

Hiện nay, anh đang đảm nhiệm chức vụ bè trưởng Bassoon, tổ trưởng tổ kèn gỗ và là nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam.

* Dàn Hợp xướng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

Dàn hơp xướng của Nhà hát được thành lập năm 1961. Qua nhiều thế hệ nghệ sĩ tâm huyết với nghề, đoàn nhạc kịch đã trưởng thành và phát triển ngày càng lớn mạnh với những chương trình phong phú hơn. Nhiều kiệt tác đã được biểu diễn thành công như: vở Nhạc kịch “LuCile”, “Viên  đạn thần”, “Thần Vệ nữ”, “Franceska Darimimi”, “Ophée et Eurydiel”, “Cuộc sống Paris”, “Trường học Tình yêu”, “LaBoheme”, “Giấc mơ và hiện thực”, “Người Hà Lan bay”; các vở nhạc kịch của Việt Nam như:”Cô Sao”, “Người tạc tượng”, “Lá Đỏ”…

Gồm các nghệ sĩ biểu diễn:

1. Phan Mạnh Đức

2. Đinh Khánh Cường

3. Nguyễn Huy Đức

4. Trần Đăng Dũng

5. Nguyễn Đình Khánh

6. Nguyễn Anh Vũ

7. Nguyễn Đình Chúc

8. Thế Tùng Lâm

9. Hà Thiện Long

10. Vũ Thị Nga

11. NSƯT Lê Thị Vành Khuyên

12. Phạm Thanh Hà

13. Nguyễn Thị Thu Hằng

14. Tô Thị Thu Thủy

15. Phạm Thu Giang

16. Nguyễn Thị Phương Thảo

17. Nguyễn Thị Đông

18. Nguyễn Thu Quỳnh

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.