You are here

BÁC HỒ với bài hát KẾT ĐOÀN­­­

Tác giả: 
Fan Fương

Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập

25/10/1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, điều lệ, chương trình nêu rõ: “Muốn cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, Việt Minh phải liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, xu hướng chính trị, tất cả đoàn kết lại để đánh đuổi Pháp, Nhật giành độc lập cho xứ sở”.

Cách mạng Tháng Tám thành công tiến tới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một thắng lợi vĩ đại chưa từng có trong suốt gần 100 năm đấu tranh chống thực dân Pháp, là biểu tượng và tấm gương sáng ngời cho các dân tộc bị áp bức vùng lên tự giảI phóng khỏi ách đô hộ của chế độ thực dân đế quốc. Thắng lợi đó là nhờ có đường lối cách mạng đúng đắn của Mặt trận Việt Minh mà trước hết được dẫn dắt bởi tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - một truyền thống và nguyên lý bất biến từ cha ông thuở trước - được Hồ Chủ tịch chọn lọc, nâng cao và vận dụng thành tư tưởng chỉ đạo mọi hoạt động cách mạng giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Cổ vũ, tuyên truyền cho chính sách đại đoàn kết dân tộc, có rất nhiều hình thức tổ chức, lý luận và thực tiễn để tập hợp quần chúng chung quanh Mặt trận Việt Minh (kế tiếp là Mặt trận Liên Việt) trong đó có các hoạt động VHNT, nhiều sáng tác văn, thơ, ca dao, nhạc, họa, sân khấu… với các hình thức biểu diễn đơn giản gọn nhẹ, phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến nhưng đã có tác dụng rõ rệt tăng cường tinh thần đại đoàn kết cho các tầng lớp nhân dân.

Tháng 10/1950 chiến dịch biên giới thắng lợi, biên giới Việt Trung được khai thông, mở con đường thuận tiện để quốc tế viện trợ cho Việt Nam kháng chiến. Đi cùng những chuyến hàng nhu yếu phẩm, vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ cho Việt Nam là khối lượng xuất bản phẩm, tài liệu sách báo lý luận tuyên truyền giới thiệu văn hóa và đời sống các nước trong phe XHCN, trong đó có nhiều bản nhạc, bài hát.

Để kịp thời phục vụ công cuộc kháng chiến đẩy mạnh việc tuyên truyền cách mạng, một số nhạc sĩ đã chuyển ngữ những bài hát của các nước bạn sang lời Việt, riêng nhạc sĩ kỳ tài Lưu Hữu Phước từ 1950 đến 1954 đã phỏng dịch nhiều bài hát như: của Liên Xô (Mạc Tư Khoa – Bắc Kinh, Hành khúc thanh niên Liên Xô, Dưới cờ hòa bình, Đỉnh núi Lê Nin)

của Trung Quốc (Kết đoàn, Dân chủ hành khúc, Ca hát Nhị Lang Sơn)

Đông Đức (Tháng 8 hoa hồng nở), Hungary (Thanh niên lao động), Bulgari (Vượt khó khăn), Albani (Bài ca thân ái), Mông Cổ (Em bé phi ngựa), và một số dân ca Ba Lan, Tiệp Khắc, Triều Tiên. Đặc biệt là bài Kết đoàn, đây là bài hát kết thúc một vở kịch cách mạng Trung Quốc sáng tác năm 1943 trong chiến dịch chống quân xâm lược Nhật Bản:

Phiên sang cách viết nhạc phổ thông và lời chữ Nho như sau:

Dịch nghĩa:

ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH

(Nhiều giọng cùng hát)
Lời: Mục Hồng, nhạc: Lư Túc

Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là sức mạnh
Sức mạnh này là sắt, sức mạnh này là gang
So với sắt còn cứng hơn, so với gang còn mạnh hơn
Nhằm vào phát xít đế quốc mà bắn
Cho tất cả chế độ không dân chủ phải chết !
Hướng tới mặt trời, hướng tới tự do,
Hướng tới Trung Quốc mới tỏa ra hào quang muôn tr
ượng !

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã phỏng dịch, chuyển hóa nội dung này, có sửa đôi chỗ về cao độ và trường độ để phù hợp với quãng trong âm nhạc Việt, thêm nốt luyến láy để gần gũi với Việt Nam, làm bài hát tươI tắn và dễ hát hơn, toàn bộ lời Việt vẫn toát lên tinh thần nội dung bài hát, đó là phảI đoàn kết mới tạo thành sức mạnh.

Bài hát Việt Nam hóa này đã nhanh chóng phổ biến trong vùng kháng chiến, bởi bằng một cách đơn giản, vui tươi, hiệu quả nó đã chuyển tải rộng rãi tới quần chúng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh, được Bác Hồ sử dụng thường xuyên trong lúc mở đầu hoặc kết thúc các cuộc hội nghị, mít tinh, tiếp xúc nhân dân. Sau đó bài hát đã sớm trở thành thông lệ ở tất cả các cuộc họp, tập hợp của các đoàn thể kháng chiến từ học sinh, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, làng quê đến các đơn vị bộ đội, du kích… Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bài hát còn được tiếp tục sử dụng chính thức trong mọi sinh hoạt cộng đồng.

Âm nhạc không biên giới, nên có thể nói có hai bài hát cách mạng nước ngoài đã được Việt Nam hóa thành công nhất, đó là bài Quốc tế ca, (du nhập vào Việt Nam năm 1927) tôn vinh tinh thần đấu tranh cách mạng chống áp bức và tôn vinh lý tưởng thế giới đại đồng, bài Kết đoàn (du nhập vào Việt Nam năm 1950) tôn vinh tinh thần đoàn kết - một trong những nguồn động lực tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng.

Trong lễ chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ 3 vào tối 3/9/1960 tại công viên Bách thảo Hà Nội, Bác Hồ đã chỉ huy dàn nhạc giao hưởng 120 người và một dàn đồng ca 800 người hát bài Kết đoàn rất hào hùng, sôi động và phấn chấn. Hình ảnh Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc - một bức ảnh thời sự nghệ thuật độc đáo với bố cục và góc chụp vô cùng đẹp, sinh động và giá trị - không những vinh danh cá nhân nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long mà còn vinh danh cả ngành Nhiếp ảnh thông tấn và ngành Âm nhạc. Vì vậy ngày 3 tháng 9 hàng năm đã vinh dự được chọn là ngày Âm nhạc Việt Nam.

Hình tượng Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm VHNT, trước sự kiện và bức ảnh tuyệt mỹ này, một số nhạc sĩ đã có những sáng tác hay, tiêu biểu như bài Bài hát Bác hay hát, thơ của nhà thơ Hải Như, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba phổ nhạc:

và bài hát thiếu nhi Bác chỉ huy dàn nhạc của nhạc sĩ Lê Lôi:

Bài hát Kết đoàn đã chấm dứt giai đoạn lịch sử của nó, nhưng hình ảnh Bác Hồ - người chỉ huy vĩ đại của cách mạng Việt Nam - và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc ngời sáng của Người vẫn còn mãi đến ngày nay./.

ĐĂNG BÌNH LUẬN

CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.